Hoạt động nuôi tôm tập trung và chất lượng môi trường nước nuôi tôm tại xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 145.36 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm hiểu hoạt động nuôi tôm tập trung tại xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cho thấy đây là hoạt động có tác động đáng kể không những đến kinh tế địa phương mà còn đến chất lượng môi trường nước. Hơn 40% thu nhập của xã Hải Đông là từ nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh, tự phát các đầm nuôi tôm đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy đến chất lượng môi trường sống của người dân địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động nuôi tôm tập trung và chất lượng môi trường nước nuôi tôm tại xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Đặng Thị Hồng Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 31 - 35 HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM TẬP TRUNG VÀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI TÔM TẠI XÃ HẢI ĐÔNG, HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH Đặng Thị Hồng Phương1*, Hà Anh Tuấn2 1 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, 2 Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Tìm hiểu hoạt động nuôi tôm tập trung tại xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cho thấy đây là hoạt động có tác động đáng kể không những đến kinh tế địa phương mà còn đến chất lượng môi trường nước. Hơn 40% thu nhập của xã Hải Đông là từ nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh, tự phát các đầm nuôi tôm đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy đến chất lượng môi trường sống của người dân địa phương. Chất lượng môi trường nước tại các đầm nuôi tôm, kênh tiếp nhận nước thải từ đầm tôm đã bị ô nhiễm. Trong các đầm tôm, hàm lượng TSS vượt TCCP 295,2 lần, COD vượt TCCP 75,25 lần, NH4+ vượt TCCP 62,5 lần. Nước thải từ hoạt động nuôi tôm cũng bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng TSS vượt TCCP 20,77 lần, COD vượt TCCP 8,73 lần, BOD vượt TCCP 7,88 lần, NH4+ vượt TCCP 58,8 lần. Từ khóa: môi trường nước, nuôi tôm tập trung, ô nhiễm nước, nước thải, ô nhiễm hữu cơ. ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong những năm gần đây, nuôi tôm ở Việt Nam đã phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người dân ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua xuất khẩu. Cũng giống phần lớn các nước khác trên thế giới, hơn 80% sản lượng tôm ở Việt Nam là từ nguồn tôm nuôi công nghiệp với các giống tôm chính như tôm sú, tôm thẻ, tôm thẻ đỏ đuôi [1]. Tuy nhiên, hoạt động nuôi tôm tập trung cũng góp một phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Ước tính mỗi năm, ngành nuôi trồng thủy trên toàn thế giới đã thải ra môi trường nước xấp xỉ 3 triệu tấn bùn ở dạng chất thải hữu cơ gần như chưa được xử lý. Mầm bệnh từ các ao nuôi cũng đã đi theo nguồn thải này ra hệ thống sông rạch làm chất lượng nhiều vùng nước suy giảm nặng nề. [2] Với đường bờ biển dài 9km, xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có đường bờ biển dài 9km, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Hiện người dân trong xã có 4 nghề chính là chăn * Tel: 0976177083, Email: hongphuong83@gmail.com nuôi gia súc - gia cầm, làm muối, trồng lúa và khai thác, nuôi trồng thủy sản [5]. Trong đó khai thác và nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại giá trị kinh tế cao nhất, chiếm hơn 40% tổng thu nhập của toàn xã. Toàn xã hiện có 2370 hộ, trong đó có 97 hộ nuôi tôm [4]. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh, tự phát, không theo quy hoạch nên các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy, dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước… Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm và đánh giá các tác động đến môi trường nước của hoạt động nuôi tôm tập trung tại xã Hải Đông, Hải Hậu, Nam Định. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Quy trình nuôi tôm tập trung, môi trường nước tại khu vực nuôi tôm tập trung Nội dung nghiên cứu - Điều tra, khảo sát quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã - Đánh giá các tác động đến môi trường nước của hoạt động nuôi tôm - Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường nước 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đặng Thị Hồng Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp toàn bộ… hộ nuôi tôm trong xã. - Phương pháp khảo sát thực địa - Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm: Phân tích các chỉ tiêu: pH, BOD, COD, TSS, NH4+, T-N, T-P, coliform theo các TCVN hiện hành. - Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm Excel xử lý số liệu phân tích KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Vài nét về quy trình, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Hải Đông * Qui trình nuôi tôm thẻ chân trắng có thể được tóm lược qua 3 bước sau: - Bước 1: Cải tạo ao. Sau mỗi vụ nuôi, cải tạo lại ao đầm nhằm loại bỏ các chất thải tồn lưu ra khu vực ao chứa chất thải, gia cố mái bờ xử lý triệt để rò rỉ nước. Tại Hải Đông, các ao nuôi đều được sử dụng hóa chất và nuôi nhiều vụ liên tục nên đáy ao được cày xới, phơi khô sau đó lọc nước ngâm đáy ao khoảng 3 - 5 ngày và phơi đáy cho đến khi nứt nẻ. Qua điều tra và quan sát thực tế cho thấy hầu hết các hộ đều bón vôi để cải tạo đáy ao. - Bước 2. Chọn và thả giống + Khi chọn giống cần áp dụng các bước sau: Chọn bằng cảm quan qua các đặc điểm như: Kích cỡ, màu sáng, sắc tố thể hiện rõ, đôi râu khép lại, các đốt bụng thon, dài, cơ bụng căng đầy, thịt đầy vỏ, đầu và thân cân đối. Tôm bơi ngược dòng nước, bám vào thành bể tốt. Phản xạ tốt khi gõ vào dụng cụ chứa. Phụ bộ tôm hoàn chỉnh, không có ký sinh trùng bám. Đường ruột đầy thức ăn, không bệnh phát sáng. Sốc formol: Trước khi xét nghiệm nên sốc formol 70 - 100 ppm, thời gian 30 phút, hoặc sốc độ mặn bằng cách giảm đột ngột độ mặn xuống 50%, nếu tỉ lệ chết < 10% là đạt yêu cầu. Chọn qua xét nghiệm để phát hiện, loại bỏ mẫu tôm yếu, nhiễm virus đốm trắng, đầu vàng, v.v. 107(07): 31 - 35 + Thả giống đúng kỹ thuật: Trước khi thả giống nên ngâm các bọc chứa tôm giống trong nước ao khoảng 15 phút để cân bằng nhiệt độ giữa nước trong bọc chứa tôm giống và nước ao nuôi. Thả tôm vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất. Kích thước tôm giống thả: Đối với tôm thẻ chân trắng tốt nhất khi đạt kích cỡ Post 10 - 12. Mật độ thả: Tùy vào điều kiện kinh tế, mức đầu tư và kỹ thuật của từng hộ. Đối với tôm thẻ chân trắng là từ 50 - 100 con/m2. Tại Hải Đông, qua điều tra hầu hết các hộ đều thả với mật độ 90 con/m2. - Bước 3: Chăm sóc và quản lý Hiệu quả kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào thức ăn, cách cho ăn, sử dụng thuốc thú y thủy sản phòng ngừa bệnh, các chất khoáng vi lượng… Cần cho tôm ăn bằ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động nuôi tôm tập trung và chất lượng môi trường nước nuôi tôm tại xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Đặng Thị Hồng Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 31 - 35 HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM TẬP TRUNG VÀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI TÔM TẠI XÃ HẢI ĐÔNG, HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH Đặng Thị Hồng Phương1*, Hà Anh Tuấn2 1 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, 2 Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Tìm hiểu hoạt động nuôi tôm tập trung tại xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cho thấy đây là hoạt động có tác động đáng kể không những đến kinh tế địa phương mà còn đến chất lượng môi trường nước. Hơn 40% thu nhập của xã Hải Đông là từ nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh, tự phát các đầm nuôi tôm đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy đến chất lượng môi trường sống của người dân địa phương. Chất lượng môi trường nước tại các đầm nuôi tôm, kênh tiếp nhận nước thải từ đầm tôm đã bị ô nhiễm. Trong các đầm tôm, hàm lượng TSS vượt TCCP 295,2 lần, COD vượt TCCP 75,25 lần, NH4+ vượt TCCP 62,5 lần. Nước thải từ hoạt động nuôi tôm cũng bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng TSS vượt TCCP 20,77 lần, COD vượt TCCP 8,73 lần, BOD vượt TCCP 7,88 lần, NH4+ vượt TCCP 58,8 lần. Từ khóa: môi trường nước, nuôi tôm tập trung, ô nhiễm nước, nước thải, ô nhiễm hữu cơ. ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong những năm gần đây, nuôi tôm ở Việt Nam đã phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người dân ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua xuất khẩu. Cũng giống phần lớn các nước khác trên thế giới, hơn 80% sản lượng tôm ở Việt Nam là từ nguồn tôm nuôi công nghiệp với các giống tôm chính như tôm sú, tôm thẻ, tôm thẻ đỏ đuôi [1]. Tuy nhiên, hoạt động nuôi tôm tập trung cũng góp một phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Ước tính mỗi năm, ngành nuôi trồng thủy trên toàn thế giới đã thải ra môi trường nước xấp xỉ 3 triệu tấn bùn ở dạng chất thải hữu cơ gần như chưa được xử lý. Mầm bệnh từ các ao nuôi cũng đã đi theo nguồn thải này ra hệ thống sông rạch làm chất lượng nhiều vùng nước suy giảm nặng nề. [2] Với đường bờ biển dài 9km, xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có đường bờ biển dài 9km, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Hiện người dân trong xã có 4 nghề chính là chăn * Tel: 0976177083, Email: hongphuong83@gmail.com nuôi gia súc - gia cầm, làm muối, trồng lúa và khai thác, nuôi trồng thủy sản [5]. Trong đó khai thác và nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại giá trị kinh tế cao nhất, chiếm hơn 40% tổng thu nhập của toàn xã. Toàn xã hiện có 2370 hộ, trong đó có 97 hộ nuôi tôm [4]. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh, tự phát, không theo quy hoạch nên các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy, dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước… Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm và đánh giá các tác động đến môi trường nước của hoạt động nuôi tôm tập trung tại xã Hải Đông, Hải Hậu, Nam Định. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Quy trình nuôi tôm tập trung, môi trường nước tại khu vực nuôi tôm tập trung Nội dung nghiên cứu - Điều tra, khảo sát quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã - Đánh giá các tác động đến môi trường nước của hoạt động nuôi tôm - Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường nước 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đặng Thị Hồng Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp toàn bộ… hộ nuôi tôm trong xã. - Phương pháp khảo sát thực địa - Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm: Phân tích các chỉ tiêu: pH, BOD, COD, TSS, NH4+, T-N, T-P, coliform theo các TCVN hiện hành. - Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm Excel xử lý số liệu phân tích KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Vài nét về quy trình, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Hải Đông * Qui trình nuôi tôm thẻ chân trắng có thể được tóm lược qua 3 bước sau: - Bước 1: Cải tạo ao. Sau mỗi vụ nuôi, cải tạo lại ao đầm nhằm loại bỏ các chất thải tồn lưu ra khu vực ao chứa chất thải, gia cố mái bờ xử lý triệt để rò rỉ nước. Tại Hải Đông, các ao nuôi đều được sử dụng hóa chất và nuôi nhiều vụ liên tục nên đáy ao được cày xới, phơi khô sau đó lọc nước ngâm đáy ao khoảng 3 - 5 ngày và phơi đáy cho đến khi nứt nẻ. Qua điều tra và quan sát thực tế cho thấy hầu hết các hộ đều bón vôi để cải tạo đáy ao. - Bước 2. Chọn và thả giống + Khi chọn giống cần áp dụng các bước sau: Chọn bằng cảm quan qua các đặc điểm như: Kích cỡ, màu sáng, sắc tố thể hiện rõ, đôi râu khép lại, các đốt bụng thon, dài, cơ bụng căng đầy, thịt đầy vỏ, đầu và thân cân đối. Tôm bơi ngược dòng nước, bám vào thành bể tốt. Phản xạ tốt khi gõ vào dụng cụ chứa. Phụ bộ tôm hoàn chỉnh, không có ký sinh trùng bám. Đường ruột đầy thức ăn, không bệnh phát sáng. Sốc formol: Trước khi xét nghiệm nên sốc formol 70 - 100 ppm, thời gian 30 phút, hoặc sốc độ mặn bằng cách giảm đột ngột độ mặn xuống 50%, nếu tỉ lệ chết < 10% là đạt yêu cầu. Chọn qua xét nghiệm để phát hiện, loại bỏ mẫu tôm yếu, nhiễm virus đốm trắng, đầu vàng, v.v. 107(07): 31 - 35 + Thả giống đúng kỹ thuật: Trước khi thả giống nên ngâm các bọc chứa tôm giống trong nước ao khoảng 15 phút để cân bằng nhiệt độ giữa nước trong bọc chứa tôm giống và nước ao nuôi. Thả tôm vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất. Kích thước tôm giống thả: Đối với tôm thẻ chân trắng tốt nhất khi đạt kích cỡ Post 10 - 12. Mật độ thả: Tùy vào điều kiện kinh tế, mức đầu tư và kỹ thuật của từng hộ. Đối với tôm thẻ chân trắng là từ 50 - 100 con/m2. Tại Hải Đông, qua điều tra hầu hết các hộ đều thả với mật độ 90 con/m2. - Bước 3: Chăm sóc và quản lý Hiệu quả kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào thức ăn, cách cho ăn, sử dụng thuốc thú y thủy sản phòng ngừa bệnh, các chất khoáng vi lượng… Cần cho tôm ăn bằ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hoạt động nuôi tôm tập trung Chất lượng môi trường nước nuôi tôm Chất lượng môi trường nước Ô nhiễm nước Ô nhiễm hữu cơGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006-2010
15 trang 70 0 0 -
Tiểu luận: Quản lý môi trường nước
14 trang 63 0 0 -
8 trang 59 0 0
-
5 trang 40 0 0
-
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG - Ô NHIỄM KÊNH NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ
28 trang 38 0 0 -
Nghiên cứu tác động môi trường (in lần thứ II): Phần 2
125 trang 35 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện Đa khoa Lào Cai tỉnh Lào Cai
55 trang 35 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đặc điểm hình thành các hợp chất Nito trong nước dưới đất khu vực Hà Nội
131 trang 35 0 0 -
52 trang 35 0 0
-
60 trang 31 0 0