Danh mục

Hoạt động trải nghiệm trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại Liên Bang Nga

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 526.16 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu khái quát về giáo dục mầm non Liên bang Nga, về Chương trình giáo dục mầm non và việc tổ chức hoạt động trải nghiệm đang được thực hiện ở các trường mầm non tại Liên bang Nga.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động trải nghiệm trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại Liên Bang NgaTẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 81/THÁNG 2 (2024) 61 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON TẠI LIÊN BANG NGA Đặng Lan Phương Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Trường mầm non luôn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ. Liên bang Nga luôn chú trọng sự phát triển vượt bậc của trẻ ở giai đoạn mầm non, thể hiện qua việc thực hiện Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ với đa dạng các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, trong đó có hoạt động trải nghiệm. Bài viết giới thiệu khái quát về giáo dục mầm non Liên bang Nga, về Chương trình giáo dục mầm non và việc tổ chức hoạt động trải nghiệm đang được thực hiện ở các trường mầm non tại Liên bang Nga. Từ khóa: chương trình giáo dục, hoạt động trải nghiệm, trẻ mầm non, Liên bang Nga Nhận bài ngày 10.01.2024; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 28.02.2024 Liên hệ tác giả: Đặng Lan Phương; Email: dlphuong@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Giáo dục mầm non (GDMN) đóng vai trò quyết định trong việc hình thành những nền tảngvững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Ở Liên bang Nga, GDMN không chỉ tập trungvào việc truyền đạt kiến thức, mà còn mở ra cánh cửa tới một hành trình khám phá và trảinghiệm đầy sáng tạo. Đặc biệt, việc đổi mới và đa dạng hóa các hoạt động giáo dục, trong đócó hoạt động trải nghiệm tại các trường mầm non Liên bang Nga thể hiện sự cam kết vững chắcvào việc tạo nên môi trường giáo dục sáng tạo và phù hợp với trẻ mầm non. Trong bối cảnh thế giới ngày càng phát triển với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ,việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết để tự tin bước vào tương lai là rất quan trọng. Tạicác trường mầm non Liên bang Nga, việc tạo ra môi trường học tập không chỉ dựa trên việctruyền thụ kiến thức mà còn chú trọng vào việc thúc đẩy sự sáng tạo, tư duy phản biện và kỹnăng xã hội. Hoạt động trải nghiệm tại các trường mầm non Liên bang Nga đã trở thành một phần quantrọng của việc định hình quá trình giáo dục dành cho trẻ. Thay vì chỉ ngồi trong lớp học trẻđược khuyến khích tham gia vào các hoạt động thực tế, tương tác với môi trường xung quanhvà tìm hiểu thông qua trải nghiệm thực tế. Việc này không chỉ giúp trẻ phát triển kiến thức mộtcách hiệu quả hơn mà còn giúp trẻ hình thành tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề và khảnăng làm việc nhóm.62 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Qua việc tìm hiểu về GDMNvà hoạt động trải nghiệm của trẻ mầm non tại Liên bang Nga,bài viết đề cập đến những lợi ích mà các hoạt động trải nghiệm mang lại cho sự phát triển toàndiện của trẻ nhỏ, từ khả năng thể hiện cảm xúc cho đến khả năng thích nghi với môi trườngxung quanh.2. NỘI DUNG2.1. Giới thiệu về Giáo dục mầm non Liên bang Nga GDMN là giai đoạn giáo dục đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhâncách của trẻ, vì vậy trong nhiều năm qua Liên bang Nga luôn chú trọng đầu tư và phát triểnGDMN. Theo Điều 43 của Hiến pháp Liên bang Nga, được thông qua năm 1993 đã quy địnhtrẻ em được học miễn phí tại các trường mầm non công lập trên toàn quốc [1]. Luật Giáo dục Liên bang Nga được Quốc hội Nga thông qua năm 2012 đã đánh dấu mộtgiai đoạn mới trong sự phát triển của GDMN. Văn bản này có ý nghĩa rất quan trọng, là sựcông nhận tầm quan trọng của GDMN đối với sự phát triển của trẻ, mặt khác đặt ra yêu cầuphát triển đối với hệ thống trường mầm non, nhằm đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻem trên toàn nước Nga [2]. GDMN ở Liên bang Nga thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 2 thángđến 7 tuổi với mục tiêu đảm bảo sự phát triển về trí tuệ, nhân cách và thể chất của trẻ. Nhiệmvụ của GDMN là truyền đạt cho trẻ những nền tảng cơ bản của văn hóa và các quy tắc ứng xửtrong xã hội, cũng như giáo dục nhận thức và thẩm mỹ. Việc giáo dục trẻ mầm non phải hướngtới mục đích làm phong phú cuộc sống tinh thần của trẻ và phát huy tối đa khả năng của trẻ,coi trọng phát huy tính tích cực, tính sáng tạo của trẻ trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt độngvui chơi. Đồng thời, chú trọng giáo dục thể chất cho trẻ trong giai đoạn tuổi mầm non, quantâm đến đặc điểm cá nhân của từng trẻ, đảm bảo sự phát triển hài hòa của trẻ, tạo cơ hội chotừng trẻ được phát triển tốt nhất. Để đảm bảo cơ hội tiếp cận GDMN cho tất cả trẻ em, Liên bang Nga đã phát triển đa dạngcác loại hình trường, nhóm lớp mầm non với các chế độ sinh hoạt mang tính linh hoạt nhằmđáp ứng nhu cầu của các gia đình có con trong độ tuổi mầm non. Hiện nay, có khoảng hơn46.000 cơ sở GDMN trên toàn nước Nga, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục gần 5 triệu trẻtrong độ tuổi từ 2 tháng tuổi đến 7 tuổi. Bên cạnh loại hình trường mầm non truyền thống còn,tại Liên bang Nga có các loại hình cơ sở GDMN như: - Trường mầm non dành cho những trẻ có thiên hướng phát triển trí tuệ hoặc nghệ thuật,thẩm mỹ hoặc thể chất; - Trường mầm non dành cho trẻ khuyết tật thể chất và tinh thần, cần được chăm sóc vàphục hồi chức năng; - Các nhóm lưu trú ngắn hạn dành cho trẻ và cha mẹ trẻ được tổ chức trong các trườngmầm non, tại các trung tâm sáng tạo dành cho trẻ em và các trung tâm giáo dục đặc biệt hoặctrung tâm tư vấn tâm lý; - Các nhóm giáo dục tại nhà gồm trẻ em và bảo mẫu, nhóm trẻ gia đình”, do cha mẹ trẻ tổchức tại nhà; TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 81/THÁNG 2 (2024) 63 - Nhóm trẻ lưu trú ngắn hạn trong trường mầm non hoặc các cơ sở giáo dục có nhóm lớpmầm non. Tuy nhiên, mạng lưới ...

Tài liệu được xem nhiều: