Thông tin tài liệu:
Làm thế nào những điều nhỏ bé tạo nên sự khác biệt lớn lao? Malcolm Gladwell (
Hãy coi sự bùng nỗ thông tin là kết quả duy nhất mà công nghệ hiện đại mang lại. Những thông tin reo giắc sự lo ngại liên tục được đài, báo, ti vi cung cấp hàng ngày. Nỗi đau khổ và tuyệt vọng liên tục được phơi bày và tác động đến bản năng trong con người của chúng ta, làm ta phân tán khỏi những mục tiêu cá nhân và những thành quả của nó. Một người không thể nhìn nhận...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học cách giải quyết khó khăn
Học cách giải quyết khó
khăn.
Làm thế nào những điều nhỏ bé tạo nên sự khác biệt lớn lao?
Malcolm Gladwell
(
- Hãy coi sự bùng nỗ thông tin là kết quả duy nhất mà công nghệ hiện đại
mang lại. Những thông tin reo giắc sự lo ngại liên tục được đài, báo, ti vi
cung cấp hàng ngày.
Nỗi đau khổ và tuyệt vọng liên tục được phơi bày và tác động đến bản năng
trong con người của chúng ta, làm ta phân tán khỏi những mục tiêu cá nhân
và những thành quả của nó. Một người không thể nhìn nhận và tiếp thu được
mọi sự kiện trên thế giới mà không có cảm xúc hay suy nghĩ và vì thế nó
mang đến cho con người ta cảm giác chán nản không cần thiết kèm theo.
Trong quá trình đó, chúng ta buộc phải tập trung nhiều hơn vào vấn đề của
thế giới, mà thông thường chúng rất phức tạp. Chúng ta bị áp đặt nhìn nhận
thế giới với thuật ngữ nhìn chung là tiêu cực. Điều này thường khiến cho sự
thiếu tự tôn và bi quan trong chúng ta được khẳng định thêm. Chúng còn giúp
ta hợp lý hóa việc thiếu thành công trong cuộc sống và khả năng làm việc
trung bình của mình.
Dù tác động đến cơ thể là gì, chỉ có 2 cách cơ bản để trở lại tình trạng bình
thường: Thích nghi và học cách chung sống với những thay đổi, hoặc chống
lại nó bằng cách đấu tranh hay chạy trốn.Thường thì ta nên chọn cách cư xử
1, có thể gọi đó là cách xử sự thích hợp hơn là cách số 2 mà ta gọi là chống
đối, bởi vì kết quả của việc thích nghi ít gây hại cho cơ thể con người hơn.
Thông thường chúng ta có thể lựa chọn cách phản ứng đối với tình huống
căng thẳng nhất có thể xảy ra. Người nguyên thủy khi nhìn vào mắt con hổ
đang nhe nanh buộc phải phản ứng để có thể giữ được mạng sống cho mình.
Con người hiện đại cũng có phản ứng tương tự khi phải đối mặt với con dao
nhọn của kẻ giết người. Trong cả hai trường hợp, lựa chọn là như nhau- Phải
chiến đấu chống lại hoặc chạy trốn để đảm bảo sự sống.
Thật thú vị là những trải nghiệm dễ chịu như yêu thương, thành hôn, sinh con
hay sinh nhật cũng tạo ra căng thẳng và làm hao mòn thể lực. Không kể đến
vài phản ứng phụ, căng thẳng vẵn là gia vị của cuộc sống. Khó khăn mà
chúng ta phải đối mặt là làm sao để tìm ra được mức độ căng thẳng vừa phải
để nó làm cho ta khỏe lên chứ không phải để nó hủy hoại cuộc sống của ta.
Mục tiêu quản lý được căng thẳng, khiến nó làm việc cho ta, giúp ta đạt được
những mục tiêu cá nhân là điều rất quan trọng.
Hãy yêu thương sẽ hạnh phúc
Cuối cùng, chính hệ thống niền tin cá nhân, như ta định nghĩa là hồ sơ thái độ
của một người, quyết định mức độ căng thẳng của cá nhân đó. Khi hiểu rằng
mọi sự kiện xảy ra trong đời đều tạo ra một chút căng thẳng, mức độ căng
thẳng của một người có thể được tính theo công thức sau:
Mức độ căng thẳng=(Niềm tin 1 x sự kiện 1)+ (Niềm tin 2 x sự kiện 2)+
(Niềm tin 3 x sự kiện 3)…
Rõ ràng càng có nhiều sự kiện ảnh hưởng đến cuộc sống của một người mà sự
kiện đó gắn với tình cảm trong hệ thống thực tế của anh ta, khả năng bị căng
thẳng ở người đó càng cao. Quá nhiều thành công cũng có thể gây ra thảm
họa giống như quá nhiều thất bại, tùy theo khả năng đối mặt với những sự
kiện như thế của mỗi người.
Những người thành công đã phát triển khả năng tập trung vào phần thưởng
của thành công (đi tới đích) chứ không phải là những bất lợi của sự thất
bại(những chướng ngại tưởng tượng). Họ hiểu căng thẳng và năng lượng tiêu
thụ trong cả hai lựa chọn có thể tương đương với nhau nhưng họ cũng hiểu
rằng kết quả đạt được cuối cùng sẽ khác nhau đáng kể.