Danh mục

HỌC CÁCH XẾP RUBIK NHANH NHẤT

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 961.72 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chắc hẳn các bạn đã được biết về khối rubik nổi tiếng khắp thế giới mà cha đẻ của nó là kiến trúc sư Erno Ruik (Hunggary) phát minh ra vào năm 1974. Khối rubik “ma quái” đó đã làm biết bao nhiêu người phải nhức đầu suy nghĩ tìm ra cách giải xem như một cách chinh phục đỉnh cao của trí não. Nếu bạn bắt đầu muốn tìm hiểu về khối rubik thì bạn sẽ thấy rằng nó phức tạp chẳng kém gì con gái, càng cố tìm hiểu thì vấn đề càng trở nên phức tạp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỌC CÁCH XẾP RUBIK NHANH NHẤT http://blogdientu.com - Hai Lúa - phuclx HỌC CÁCH XẾP RUBIK NHANH NHẤT Chắc hẳn các bạn đã được biết về khối rubik nổi tiếng khắp thế giới mà cha đẻ của nó là kiến trúc sư Erno Ruik (Hunggary) phát minh ra vào năm 1974. Khối rubik “ma quái” đó đã làm biết bao nhiêu người phải nhức đầu suy nghĩ tìm ra cách giải xem như một cách chinh phục đỉnh cao của trí não. Nếu bạn bắt đầu muốn tìm hiểu về khối rubik thì bạn sẽ thấy rằng nó phức tạp chẳng kém gì con gái, càng cố tìm hiểu thì vấn đề càng trở nên phức tạp thêm, nhiều lúc muốn “đập một phát” cho “nát” luôn, khỏi phải chơi, khỏi phải nhức đầu, hjhj. Tuy nhiên bạn lại phát hiện ra rằng, Eva được “sinh ra” từ chiếc xương sườn của Adam nên cho dù con gái phức tạp đến đâu thì vẫn bị “hạ gục” bởi con trai. Suy luận một cách tương tự, rubik được “sinh ra” từ toán học thì chỉ có dùng toán học mới giải mã được khối rubik. Mà toán học là gì, chẳng qua đó cũng chỉ là những công thức dựa trên những suy luận một cách logic mà thôi. Ngày nay, với những cái đầu toán học cộng với sự trợ giúp của máy tính, khối rubik ma quái đã được giải một cách dễ dàng, vấn đề ở đây là phải nhớ những cái công thức nhưng cũng chẳng dễ xơi tí nào. Nếu bạn nào từng đọc các tài liệu về hướng dẫn chơi rubik thì đều phát hiện ra rằng, các công thức thật là khó nhớ. Muốn xếp được khối rubik mà không cần xem hướng dẫn đòi hỏi phải chơi nhiều và có trí nhớ tốt. Thế có cách nào để nhớ các công thức đó dễ dàng hơn không, nhất là những bạn mới bắt đầu chơi, muốn học nhanh cách xếp rubik mà không cần phải có “cẩm nang” trước mặt. Đấy chính là lý do Hai Lúa viết về chủ đề này. Hai Lúa xin chọn một tài liệu hướng dẫn có sẵn để chỉnh sửa lại một tí đó là “Hướng dẫn chơi rubik một cách đơn giản” của các bạn sevenup - baothai - anima99998 – www.gamevn.com – Thế Giới Cờ. Lý do tôi chọn một tài liệu có sẵn rồi chỉnh sửa lại đó là vì mặc dù đầu óc thì siêng năng suy nghĩ nhưng chân tay lại lười lao động, sự lười biếng luôn là nguồn gốc của các phát minh mà. Thành thật xin lỗi và cám ơn các tác giả của ebook này. Bây giờ chúng ta cùng bắt đầu, hãy cầm một khối rubik loại chuẩn và phổ biến nhất là rubik 3x3 trên tay đi nào! Giới thiệu về rubik: -Rubik là một khối lập phương 6 mặt (dĩ nhiên là vậy) gồm 6 màu khác nhau thường là đỏ, cam, vàng, trắng, xanh lá và xanh dương. Thông thường thì mặt đỏ sẽ đối diện với mặt cam, mặt vàng đối diện với mặt trắng và mặt xanh lá đối diện với mặt xanh dương. Nhiệm vụ của bạn là phải giải chúng để chúng có thể trở lại 6 màu khác nhau ở mỗi mặt hay nói cách khác là mỗi mặt chỉ có một màu duy nhất. -Rubik có 6 cục không di chuyển được, chúng sẽ nằm ở một vị trí cố định, đó là những cục trung tâm (hay còn gọi là cục giữa). Dựa vào các cục trung tâm ta 1 http://blogdientu.com - Hai Lúa - phuclx sẽ xác định được màu của tất cả các vị trí khác trên khối rubik và chúng sẽ giúp ta định vị được mặt nào sẽ làm. -Rubik có 20 cục di chuyển được, bao gồm 8 cục có 3 mặt (cục góc) và 12 cục có 2 mặt (cục cạnh). Cục giữa sẽ không đổi được vị trí của cục góc và ngược lại. Hướng dẫn chơi rubik: Trước khi đi vào hướng dẫn cách chơi, tôi sẽ quy định một số điều như sau: + Mặt đằng trước (như hình là mặt xanh lá) sẽ là mặt chính (kí hiệu C). + Mặt đằng sau (như hình là mặt xanh dương) sẽ là mặt sau (kí hiệu S). + Mặt bên trái (như hình là mặt cam) sẽ là mặt trái (kí hiệu T). + Mặt bên phải (như hình là mặt đỏ) sẽ là mặt phải (kí hiệu P). + Mặt ở trên (như hình là mặt vàng) sẽ là mặt nắp (kí hiệu N). + Mặt ở dưới (như hình là mặt trắng) sẽ là mặt đáy (kí hiệu D). + Khi quay một mặt theo chiều kim đồng hồ của mặt đang làm, tôi sẽ sử dụng chữ (ví dụ TNC nghĩa là quay theo thứ tự mặt trái, nắp, chính theo chiều kim đồng hồ). 2 http://blogdientu.com - Hai Lúa - phuclx + Khi quay một mặt theo chiều ngược chiều kim đồng hồ của mặt đang làm, tôi sẽ sử dụng chữ và theo sau một dấu ‘ (ví dụ T’N’C’ nghĩa là quay theo thứ tự mặt trái, nắp, chính theo chiều ngược chiều kim đồng hồ). + Mỗi lần quay các bạn chỉ quay một lớp, tức chỉ quay một mặt. Trong tài liệu hướng dẫn xếp rubik này các bạn chỉ cần quay một trong 4 mặt: bên trái (T), bên phải (P), nắp (N), chính (C) để hoàn thành khối rubik. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào phương pháp giải: + Khi quay 2 lần, tôi sẽ double chữ đó lên (ví dụ TTNNCC nghĩa là quay theo thứ tự trái, nắp, chính 2 lần), khi quay 2 lần không nhất thiết phải quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ. + Các cục nằm ở dưới cùng (bao gồm 4 cục góc, 4 cục cạnh và 1 cục giữa) là tầng 1, các cục nằm ở giữa (bao gồm 4 cục cạnh, 4 cục giữa) là tầng 2 và các cục nằm trên cùng (bao gồm 4 cục góc, 4 cục cạnh và 1 cục giữa) là tầng 3. + Trong hình của cục rubik, hình vị trí ...

Tài liệu được xem nhiều: