Danh mục

Học để biết hay học để làm?

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.85 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu học để biết hay học để làm?, kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học để biết hay học để làm? Học để biết hay học để làm? Khi còn bé chúng ta thường được ba mẹ khuyên rằng: Con ơi cố học để biết thật nhiều, để thi tốt, để đạt điểm cao. Ta lớn lên với tâm thế, học để lấy kiến thức là chính. Học để biết thật nhiều, nhưng học để biết liệu đã đủ, hay chăng chúng ta cần học để làm nhiều hơn.Trong tiềm thức chúng ta đã luôn có một ý nghĩ rằng “họclà để biết”. Chính vì thế mà sinh viên Việt Nam luôn đượccoi là biết rất nhiều. Cái gì chúng ta cũng đọc, cũng quantâm. Nhưng chúng ta không thật sự đi sâu vào một lĩnhvực, một vấn đề nào.Thế nên nếu hỏi thật cặn kẽ thì hóa rata lại chẳng biết gì.Đương nhiên không phải tất cả các bạn sinh viên đều nhưvậy. Những bạn mong muốn tìm hiểu sâu về vấn đề mìnhquan tâm, đã không biết thì thôi, đã biết thì phải hiểu thậtcặn kẽ thì thường sẽ thành công trong sự nghiệp sau này.Ví như các cụ đã bảo: Một nghề thì sống đống nghề thìchết. Hay cũng giống như việc bạn nhìn thấy người ta cắtkim cương. Kim cương là một vật thể siêu cứng, không mộtthứ kim loại nào có thể cắt được kim cương. Vậy người talàm cách nào để cắt được. Rất đơn giản, người ta dùng tialaze, tia laze chính là một đại diện cho sự tập trung, và thửhỏi nếu chùm tia laze đó không tập trung vào một điểm thìliệu nó có cắt được kim cương không.Việc học cũng vậy, nếu học dàn trải, học để biết thật nhiềuthì hiệu quả sẽ không cao.Tôi không phản đối việc học đểlấy kiến thức. Học để mưu cầu kiến thức là một điều hếtsức hoan nghênh. Nó giúp cho bạn trở nên uyên bác, hiểubiết hơn. Nhưng liệu học để biết đã đủ hay chưa. Ngày xưachưa có Internet chưa có công cụ tìm kiếm google thì ngườibiết nhiều sẽ rất có lợi ích. Học không chỉ để biết, học cònđể hiểu và quan trọng hơn là học để làm và làm chuyênnghiệp.Ngày nay đang là thời đại công nghệ thông tin, khi màlượng thông tin là bình đẳng với nhau. Ta có thể ngồi ở nhàđể tìm kiếm mọi thông tin liên quan đến một vấn đề nào đóta quan tâm.Ta có thể giao tiếp với những chuyên gia cáchchúng ta hàng ngàn cây số. Ta có thể tiếp cận lượng kiếnthức khổng lồ trên mạng. Khi đó điều gì sẽ xảy ra. Liệu trínhớ của ta có thể hơn được một công cụ tìm kiếm nhưGoogle. Khi mà lượng thông tin được tiếp cận một cách dễdàng thì chúng không còn tạo nên sự cạnh tranh nữa. Conngười không thể hơn nhau bởi thông tin và kiến thức họbiết nữa, họ chỉ có thể hơn nhau bởi kỹ năng tra cứu thôngtin mà thôi.Một điều nữa mà chúng ta phải công nhận rằng, xã hộikhông dùng được kiến thức trong đầu chúng ta, chỉ khi nàota biến kiến thức đó thành sản phẩm dùng được thì khi đókiến thức mới thực sự có giá trị. Nhiều người khoe rằng tarất giỏi, ta biết rất nhiều, ta sẽ làm thay đổi cả thế giới.Nhưng chỉ khi nào chúng ta đem áp dụng những kiến thứcđó vào trong thực tế cuộc sống hay trong công việc củachúng ta thì ta mới thấy được giá trị thực sự của nó. Chúngta cũng thấy rằng trong xã hội có nhiều người rất có tiềmnăng, nhưng xã hội không cần tiềm năng mà cần nhữngngười làm được việc. Tiềm năng mà không được phát huyđúng lúc, đúng chỗ thì cũng sẽ bị phí phạm. Một hành độngcòn hơn một đống lời bàn, một hành động bằng mười suynghĩ.Vậy điều quan trọng nhất để tạo nên lợi thế cạnh tranhchính là thay đổi tư duy.Từ việc nghĩ rằng học để biết, họcđể thi chuyển sang cách nghĩ học là để làm.Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cáigì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộcphải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìmđược điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xãhội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trongkinh tế học. Khi ta học đúng cái xã hội cần thì ta sẽ thànhcông. Khi tư duy học để làm, ta sẽ quan tâm nhiều hơn đếnviệc trau dồi kỹ năng. Ví dụ như rất nhiều người cảm thấylúng túng khi phải trình bày một đề tài hay một dự án.Công việc chuẩn bị rất công phu, đề án làm rất hoàn thiệnnhưng không thể diễn tả hết được điểm tốt, điểm khác biệtcủa đề án và dẫn tới việc không thuyết phục được ngườikhác ủng hộ đề án.Khi ta tư duy học để làm ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến kinhnghiệm thực tế thay vì lý thuyết đơn thuần. Các bạn sinhviên sẽ đi làm thêm để có được nhiều kinh nghiệm hơn, tựtin hơn, giao tiếp giỏi hơn.Và khi đó tự các bạn đã làm thuhẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làmđược.Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đấy, học để biết thì biết rấtnhiều, học để thi thì kết quả thi sẽ tốt, học để làm thì sẽ cókhả năng làm việc tốt, sẽ thích ứng nhanh với môi trườnglàm việc sau này. ...

Tài liệu được xem nhiều: