Thông tin tài liệu:
. Những ô chữ nằm ngang, nằm dọc, nằm chéo mang trong mình những bí mật, khi giao nhau sẽ tạo ra những từ khóa gắn với hình ảnh nền hoặc chủ đề lớn của ô chữ. Những bài học lịch sử trở nên hấp dẫn, cuốn hút hơn nhờ được lồng vào những ô chữ như vậy đã kích thích học sinh và cả phụ huynh cảm thấy yêu hơn môn lịch sử. Hàng trăm ô chữ lịch sử như thế đã ra đời từ niềm say mê lịch sử của một giảng viên trẻ Trường trung cấp kinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học lịch sử qua ô chữ Học lịch sử qua ô chữ . Những ô chữ nằm ngang, nằm dọc, nằm chéo mang trong mình những bí mật, khi giao nhausẽ tạo ra những từ khóa gắn với hình ảnh nền hoặc chủ đềlớn của ô chữ. Những bài học lịch sử trở nên hấp dẫn, cuốnhút hơn nhờ được lồng vào những ô chữ như vậy đã kíchthích học sinh và cả phụ huynh cảm thấy yêu hơn môn lịchsử.Hàng trăm ô chữ lịch sử như thế đã ra đời từ niềm say mê lịchsử của một giảng viên trẻ Trường trung cấp kinh tế - kỹ thuậtPhương Nam, TP.HCM. Anh là Trần Đình Ba. Một ô chữ dành cho HS lớp 6 của Trần Đình BaBa tự nhận mình là người mê lịch sử và khoái sách vở. Vì vậykhi thi đậu cùng lúc vào ngành phát hành sách của Trường ĐHVăn hóa và khoa sư phạm lịch sử của Trường ĐH Hồng Đức(Thanh Hóa), Ba quyết định chọn lịch sử. Ba cho biết từ khi họclớp 6, lớp 7, anh đã yêu thích giờ học lịch sử và khi lên cấp III,không thỏa mãn khi đọc sách giáo khoa, Ba tự tìm tòi tư liệu đểbổ sung vốn kiến thức, tự trả lời những câu hỏi mà mình đangthắc mắc.Anh kể: “Tôi có đứa cháu học THCS. Các môn học của cháuđều tốt, duy chỉ kém môn lịch sử, không nhớ được sự kiện, cũngkhông ham thích học môn này. Tôi tìm hiểu sách vở môn lịch sửcủa cháu thấy khô khan quá, từ đó tôi nghĩ phải làm sao chomôn lịch sử trở nên gần gũi, khiến người học thích học, thíchtìm hiểu về lịch sử, kích thích trí tò mò của người học”.Trước đó, Ba đã nhiều lần cộng tác với các tờ báo và các diễnđàn lịch sử trên mạng bằng những ô chữ liên quan đến lịch sử,văn hóa Việt Nam và nước ngoài. Được một nhà xuất bản gợi ýcộng với ý tưởng đã nung nấu trong đầu, anh bắt tay vào viết bộsách Chơi ô chữ lịch sử dành cho học sinh lớp 6, 7, 8, 9 với nộidung gắn liền sách giáo khoa. Trong đó, kiến thức mỗi bài họcđược tóm lược bằng các câu hỏi mà đáp án là các từ - cụm từ tạonên một ô chữ có chủ đề xuyên suốt.Để bắt mắt và gợi mở, những ô chữ của Trần Đình Ba được thiếtkế trên nền hình ảnh liên quan đến bài học với các câu hỏi đadạng. Anh cho biết các ô chữ phải bám nội dung sách giáo khoanhưng làm sao tóm lược vấn đề trung tâm của bài học và giúphọc sinh nắm thêm về sự kiện liên quan và con người trong sựkiện đó.Một phụ huynh có con học lớp 4 ở Bắc Giang đã viết thư choanh sau khi đọc bộ sách ô chữ lịch sử dành cho học sinh. Ngườicha đó muốn anh hướng dẫn để ông dạy con tìm hiểu và say mêlịch sử ngay từ nhỏ. Nhiều phụ huynh, giáo viên, học sinh sinhviên và những người quan tâm cũng gửi thư cho anh phản hồi vềbộ sách với niềm hứng khởi, có cả khen - chê lẫn động viên.Cháu anh cũng bắt đầu thích thú khi chơi ô chữ cùng bố mẹ, bạnbè.“Chủ trương của tôi là khi dạy học trò, bên cạnh các phương tiệnsách giáo khoa, sách tham khảo, băng hình, máy chiếu, thamquan bảo tàng thì phần hình ảnh, trắc nghiệm kiến thức trong giờhọc trên lớp và về nhà rất quan trọng, vừa mang tính trực quandễ nhớ vừa gây sự tò mò cho học trò khi học sử.