HỌC MỘT SÀNG KHÔN
Số trang: 186
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.73 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đây là cuốn sách thứ tư mà tác giả Bùi Trọng Liễu xuất bản trong nước. Đầu đề của cuốn sách « Tạp ký : Học một sàng khôn » phần nào báo trước nội dung. « Tạp ký » là từ mà tác giả dùng để chỉ một thể loại mà có lẽ trong nước chưa quen (tiếng Pháp mà « Miscellanées », tiếng Anh là « Miscellany ») nghĩa là loại sách tập hợp nhiều bài viết không hẳn cùng một "hướng" đề tài . Nó không hẳn là "tạp văn". Loại sách này người chưa biết thì...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỌC MỘT SÀNG KHÔN Sách HỌC MỘT SÀNG KHÔNHỌC MỘT SÀNG KHÔNBùi Trọng Liễu 1 Sách HỌC MỘT SÀNG KHÔN Lời giới thiệuĐây là cuốn sách thứ tư mà tác giả Bùi Trọng Liễu xuất bản trong nước. Đầu đề của cuốnsách « Tạp ký : Học một sàng khôn » phần nào báo trước nội dung. « Tạp ký » là từ mà tác giảdùng để chỉ một thể loại mà có lẽ trong nước chưa quen (tiếng Pháp mà « Miscellanées »,tiếng Anh là « Miscellany ») nghĩa là loại sách tập hợp nhiều bài viết không hẳn cùng mộthướng đề tài . Nó không hẳn là tạp văn. Loại sách này người chưa biết thì ngần ngại vìkhông biết nó là gì, còn người đã đọc biết nó là gì, thì lại có vẻ ưa thích.Còn riêng cuốn sách này, thì nó lại có đặc điểm là vừa là sách biên khảo, có tài liệu về sử, vềnền văn hóa một số nước, vv. vừa xen lẫn với những bài luận bàn về giáo dục, những hồi ức,những chuyện về học về dạy, vv. So với 3 cuốn sách trước của tác giả, cuốn này chứa đựngmột số tư liệu về lịch sử cận đại của nước nhà có thể ít ai biết đến, phần nào cùng loại vớicuốn « Tự sự của người xa quê hương » (Chuyện gia đình và ngoài đời), nxb Đại học Quốcgia Hà Nội 2004 ; nó cũng chứa đựng những bài viết về kinh nghiệm giáo dục cùng loại nhưcuốn « Chung quanh việc Học », nxb Thanh Niên, Hà Nội 2004 ; hoặc gần hơn cả, nó cùngthể loại như cuốn « Học gần Học xa », nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2005. Trong thời đại toàn cầu hóa này, trong khi nước ta mở cửa làm ăn giao dịch với thiên hạ,cũng nên biết đến những nền văn minh, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, cách tổ chức xãhội, tổ chức việc học của họ ; chứ nếu chỉ có sự hiểu biết về ngôn ngữ không thôi, thì chưa đủ.Biết nhìn thiên hạ, để nhìn lại chính mình, có cái đánh giá về cái ưu cái khuyết của mìnhchính xác hơn, về quá khứ, hiện tại hay tương lai, là tự trang bị cho mình những hiểu biết cầnthiết trong thời đại giao lưu này, để dễ tiến triển hơn.Người Việt định cư lâu năm ở nước ngoài có cái thuận lợi là có cái nhìn quen thuộc với môitrường nơi mình sống. Nó có thể khác với cái nhìn của người trong nước ; có lẽ vì thế mà nógóp phần mang lại thêm sự phong phú cho sự hiểu biết.Tác giả, với 4 năm làm nghiên cứu viên trong Trung tâm nghiên cứu của một doanh nghiệplớn (sở Điện lực của Pháp), 6 năm làm giáo sư ở Đại học Lille, và 34 năm làm giáo sư Đạihọc Paris, có dịp thăm nước này nước nọ, có thì giờ học hỏi kinh nghiệm và suy ngẫm, nênmuốn, qua cuốn sách này, kể lại những điều mắt thấy tai nghe, cho những ai muốn biết. Dù là « tạp ký », « Học một sàng khôn » cũng chủ yếu hướng về mục tiêu chính : « trithức ».Xin trân trọng giới thiệu cuốn này cùng bạn đọc.Bùi Trọng Liễu 2 Sách HỌC MỘT SÀNG KHÔNBùi Trọng Liễu 3 Sách HỌC MỘT SÀNG KHÔN Lời nói đầuTục ngữ có câu : « Đi một ngày đàng, Học một sàng khôn ».Theo tôi hiểu thì người xưa có ý muốn khuyên đừng có bo bo « ở nhà nhất mẹ nhì con », mànên đi ra khỏi cổng, ra khỏi lũy tre xanh (ngày nay không còn nữa), để tìm hiểu học hỏi nơingười khác, vì « ra đường còn lắm kẻ giòn hơn ta ». Vả lại, từ nhỏ, tôi vẫn muốn làm saotránh cho mình khỏi là con « ếch nằm đáy giếng, coi trời bằng vung », nên khi có dịp thì cố đicho biết.Suy rộng ra, ngày nay, với những phương tiện hiện đại, « đi » không còn có nghĩa là thể xácphải lấy tàu xe chu du thiên hạ để mắt thấy tai nghe, mà có thể đọc sách, tham khảo tài liệu,sử dụng những phương tiện truyền thông, trao đổi thông tin, để « học ». Thu nhặt được « mộtsàng khôn » thì chưa chắc, nhưng cái ý tưởng cố gắng « học » để biết thì tôi nghĩ là cần thiếtnên có. Nhân nói tới « đi đó đi đây », cũng xin có vài lời (bên lề) về các cuốn sách hướng dẫn« du lịch ». Ở phương Đông thì tôi không biết – có những cuốn « du kí » nào được coi lànguồn thông tin đáng tin cậy ? – ở phương Tây thì cuốn sách cổ nhất là cuốn « Miêu tả nướcHy-lạp » của Pausanias, thế kỉ 2 sau Công nguyên. Rồi tới cuối thời Trung cổ châu Âu –Trung cổ châu Âu : từ cuối thế kỉ 5 khi đế quốc La-mã phương Tây sụp đổ, đến giữa thế kỉ15, khi thủ đô Constantinople của đế quốc La-mã phương Đông thất thủ, rơi vào tay vua Hồigiáo Mehmed II – nhất là sau cuộc « chiến tranh một trăm năm », cũng có những loại sáchnhư vậy. (Nguồn : La longue route des guides touristiques trong tạp chí « Lire » số 346,2006).Cuốn sách này của tôi chỉ nhắm đưa ra các điều linh tinh thu lượm được trong mục tiêu họchỏi đó, không dám chắc là có ích cho bất cứ ai.Xin nhắc lại mấy điều tôi đã viết mào đầu cho cuốn sách « Học gần, Học xa », nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội, 2005 : Tôi vốn là một nhà giáo. Thuở ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỌC MỘT SÀNG KHÔN Sách HỌC MỘT SÀNG KHÔNHỌC MỘT SÀNG KHÔNBùi Trọng Liễu 1 Sách HỌC MỘT SÀNG KHÔN Lời giới thiệuĐây là cuốn sách thứ tư mà tác giả Bùi Trọng Liễu xuất bản trong nước. Đầu đề của cuốnsách « Tạp ký : Học một sàng khôn » phần nào báo trước nội dung. « Tạp ký » là từ mà tác giảdùng để chỉ một thể loại mà có lẽ trong nước chưa quen (tiếng Pháp mà « Miscellanées »,tiếng Anh là « Miscellany ») nghĩa là loại sách tập hợp nhiều bài viết không hẳn cùng mộthướng đề tài . Nó không hẳn là tạp văn. Loại sách này người chưa biết thì ngần ngại vìkhông biết nó là gì, còn người đã đọc biết nó là gì, thì lại có vẻ ưa thích.Còn riêng cuốn sách này, thì nó lại có đặc điểm là vừa là sách biên khảo, có tài liệu về sử, vềnền văn hóa một số nước, vv. vừa xen lẫn với những bài luận bàn về giáo dục, những hồi ức,những chuyện về học về dạy, vv. So với 3 cuốn sách trước của tác giả, cuốn này chứa đựngmột số tư liệu về lịch sử cận đại của nước nhà có thể ít ai biết đến, phần nào cùng loại vớicuốn « Tự sự của người xa quê hương » (Chuyện gia đình và ngoài đời), nxb Đại học Quốcgia Hà Nội 2004 ; nó cũng chứa đựng những bài viết về kinh nghiệm giáo dục cùng loại nhưcuốn « Chung quanh việc Học », nxb Thanh Niên, Hà Nội 2004 ; hoặc gần hơn cả, nó cùngthể loại như cuốn « Học gần Học xa », nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2005. Trong thời đại toàn cầu hóa này, trong khi nước ta mở cửa làm ăn giao dịch với thiên hạ,cũng nên biết đến những nền văn minh, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, cách tổ chức xãhội, tổ chức việc học của họ ; chứ nếu chỉ có sự hiểu biết về ngôn ngữ không thôi, thì chưa đủ.Biết nhìn thiên hạ, để nhìn lại chính mình, có cái đánh giá về cái ưu cái khuyết của mìnhchính xác hơn, về quá khứ, hiện tại hay tương lai, là tự trang bị cho mình những hiểu biết cầnthiết trong thời đại giao lưu này, để dễ tiến triển hơn.Người Việt định cư lâu năm ở nước ngoài có cái thuận lợi là có cái nhìn quen thuộc với môitrường nơi mình sống. Nó có thể khác với cái nhìn của người trong nước ; có lẽ vì thế mà nógóp phần mang lại thêm sự phong phú cho sự hiểu biết.Tác giả, với 4 năm làm nghiên cứu viên trong Trung tâm nghiên cứu của một doanh nghiệplớn (sở Điện lực của Pháp), 6 năm làm giáo sư ở Đại học Lille, và 34 năm làm giáo sư Đạihọc Paris, có dịp thăm nước này nước nọ, có thì giờ học hỏi kinh nghiệm và suy ngẫm, nênmuốn, qua cuốn sách này, kể lại những điều mắt thấy tai nghe, cho những ai muốn biết. Dù là « tạp ký », « Học một sàng khôn » cũng chủ yếu hướng về mục tiêu chính : « trithức ».Xin trân trọng giới thiệu cuốn này cùng bạn đọc.Bùi Trọng Liễu 2 Sách HỌC MỘT SÀNG KHÔNBùi Trọng Liễu 3 Sách HỌC MỘT SÀNG KHÔN Lời nói đầuTục ngữ có câu : « Đi một ngày đàng, Học một sàng khôn ».Theo tôi hiểu thì người xưa có ý muốn khuyên đừng có bo bo « ở nhà nhất mẹ nhì con », mànên đi ra khỏi cổng, ra khỏi lũy tre xanh (ngày nay không còn nữa), để tìm hiểu học hỏi nơingười khác, vì « ra đường còn lắm kẻ giòn hơn ta ». Vả lại, từ nhỏ, tôi vẫn muốn làm saotránh cho mình khỏi là con « ếch nằm đáy giếng, coi trời bằng vung », nên khi có dịp thì cố đicho biết.Suy rộng ra, ngày nay, với những phương tiện hiện đại, « đi » không còn có nghĩa là thể xácphải lấy tàu xe chu du thiên hạ để mắt thấy tai nghe, mà có thể đọc sách, tham khảo tài liệu,sử dụng những phương tiện truyền thông, trao đổi thông tin, để « học ». Thu nhặt được « mộtsàng khôn » thì chưa chắc, nhưng cái ý tưởng cố gắng « học » để biết thì tôi nghĩ là cần thiếtnên có. Nhân nói tới « đi đó đi đây », cũng xin có vài lời (bên lề) về các cuốn sách hướng dẫn« du lịch ». Ở phương Đông thì tôi không biết – có những cuốn « du kí » nào được coi lànguồn thông tin đáng tin cậy ? – ở phương Tây thì cuốn sách cổ nhất là cuốn « Miêu tả nướcHy-lạp » của Pausanias, thế kỉ 2 sau Công nguyên. Rồi tới cuối thời Trung cổ châu Âu –Trung cổ châu Âu : từ cuối thế kỉ 5 khi đế quốc La-mã phương Tây sụp đổ, đến giữa thế kỉ15, khi thủ đô Constantinople của đế quốc La-mã phương Đông thất thủ, rơi vào tay vua Hồigiáo Mehmed II – nhất là sau cuộc « chiến tranh một trăm năm », cũng có những loại sáchnhư vậy. (Nguồn : La longue route des guides touristiques trong tạp chí « Lire » số 346,2006).Cuốn sách này của tôi chỉ nhắm đưa ra các điều linh tinh thu lượm được trong mục tiêu họchỏi đó, không dám chắc là có ích cho bất cứ ai.Xin nhắc lại mấy điều tôi đã viết mào đầu cho cuốn sách « Học gần, Học xa », nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội, 2005 : Tôi vốn là một nhà giáo. Thuở ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn học nghệ thuật giáo dục đào tạo tài liệu giáo dục Bùi Trọng Liễu Học một sàng khônTài liệu liên quan:
-
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP dạy thêm học thêm ngoài nhà trường
3 trang 194 1 0 -
MẪU ĐƠN XIN XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH
2 trang 194 0 0 -
20 trang 185 0 0
-
tài liệu môn Kinh tế vĩ mô_chương 1
10 trang 184 0 0 -
BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
33 trang 183 0 0 -
Quyết định cấu trúc vốn trong thực tiễn
trang 150 0 0 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp môn Điện - Điện tử: Thiết lập hệ thống mạng
25 trang 141 0 0 -
5 trang 138 0 0
-
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 125 0 0 -
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN VĂN BẰNG DO CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI CẤP
3 trang 113 0 0