Danh mục

Học ngoại ngữ – cách tốt nhất để rèn trí thông minh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 242.13 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Học ngoại ngữ – cách tốt nhất để rèn trí thông minh .Tạp chí The Economist của Anh cũng cho rằng việc tuyển chọn những nhân viên có năng khiếu học ngoại ngữ luôn là tiêu chí hàng đầu của những công ty lớn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học ngoại ngữ – cách tốt nhất để rèn trí thông minh Học ngoại ngữ – cách tốt nhất để rèn trí thông minh Tạp chí The Economist của Anh cũng cho rằng việc tuyển chọn những nhân viên có năng khiếu học ngoại ngữ luôn là tiêu chí hàng đầu của những công ty lớn hiện nay. Việc này không chỉ có nguyên do truyền thống (ngoại ngữ là công cụ giao tiếp trong kinh doanh) mà còn thể hiện sự khát khao tuyển chọn những nhân viên có khả năng chịu đựng thử thách giỏi và ứng phó cao. Đối với nhiều người, việc học một ngoại ngữ vô cùng khó khăn, nhưng với một số, đó lại là việc khá dễ dàng. Theo thống kê của Viện ngôn ngữ học quốc gia London (Anh), trên thế giới hiện có khoảng vài triệu người có khả năng học mau lẹ từ 7 ngoại ngữ trở lên. Tăng trí thông minh Giáo sư Elleen Bialystok thuộc Đại học York (Canada) cho rằng, học ngoại ngữ là một trong những cách tốt nhất rèn luyện “cơ bắp” cho trí thông minh, khiến nó cứng cáp thêm và không bị xuống dốc. Trong số ra tháng 6 năm nay, tạp chí khoa học Psychology and aging đã đăng tải quan niệm này của Ellen và nhanh chóng gây được sự chú ý của nhiều đồng nghiệp. Dựa vào một thí nghiệm mang tên hiệu ứng Simon, Ellen đã chứng tỏ những ai càng học nhiều ngoại ngữ, sức đề kháng của cơ thể càng cao, khả năng ứng xử trong cuộc sống càng nhanh nhạy. Ellen cho hai nhóm người (có cùng chỉ số thông minh và trình độ học vấn) cùng tham gia thí nghiệm và nhận thấy những người biết ngoại ngữ bao giờ cũng có khả năng tiếp thu, phân tích, so sánh và xử lý tình huống tốt hơn hẳn. Tạp chí The Economist của Anh cũng cho rằng việc tuyển chọn những nhân viên có năng khiếu học ngoại ngữ luôn là tiêu chí hàng đầu của những công ty lớn hiện nay. Việc này không chỉ có nguyên do truyền thống (ngoại ngữ là công cụ giao tiếp trong kinh doanh) mà còn thể hiện sự khát khao tuyển chọn những nhân viên có khả năng chịu đựng thử thách giỏi và ứng phó cao. Theo nhà kinh tế học Nauy Martin Olsen, những công ty có tỷ lệ cao nhân viên biết từ 3 ngoại ngữ trở lên là rất hiếm, nhưng những công ty đó luôn tìm ra lối thoát tối ưu trong những tình huống hiểm nghèo. Trong khi đó, những công ty có tỷ lệ nhân viên “song ngữ” thấp rất khó khăn để vượt qua chướng ngại vật. Olsen cũng chứng minh rằng ở Mỹ và Đức, những người làm công tác quản lý giỏi ngoại ngữ luôn biết cách xoay chuyển tình thế rất nhanh và biết tìm giải pháp tối ưu trong những tình huống mà người khác phải vất vả mới thoát ra được. Các công ty lớn như Microsoft hay Sony đều xem ngoại ngữ là tiêu chuẩn quan trọng khi cần tuyển dụng hay cất nhắc những vị trí quản lý. Trên tạp chí Pour la science số ra tháng 7/2004, hai giáo sư Van Damme và Frédéric Gaulle đều cho rằng ngoại ngữ là một trong những cách tốt nhất để tăng cường trí nhớ và rèn luyện óc thông minh. Phân tích về khía cạnh ngôn ngữ học cho ra kết luận rằng khả năng tư duy ngôn ngữ là phương thức thăng tiến rất lợi hại của những người có địa vị trong xã hội. tiếng Anh và tiếng Pháp có khá nhiều điểm tương đồng về văn phạm và từ vựng, nên khi học chúng, người ta có thể tự phân tích và so sánh những điểm này, từ đó tạo cho mình một khả năng bất ngờ về phân tích và tổng hợp. Riêng với tạp chí Capital (Pháp), những cán bộ quản lý thành công nhanh chóng là nhờ trong quá khứ, họ từng vật lộn với một ngoại ngữ nào đó. Đa số nhân viên kinh doanh châu Âu hiện nay đều thông thạo tiếng Anh và vô tình rèn luyện khả năng “chiến đấu” sau này. Bán cầu não trái (chịu trách nhiệm tư duy ngôn ngữ) nếu được luyện tập từ nhỏ sẽ tạo ra một sức bật tiềm tàng và có khả năng bùng phát về sau. Tăng khả năng quản lý và tuổi thọ Tờ China Daily của Trung Quốc cho rằng những doanh nhân châu Á học ngoại ngữ sẽ có những thế mạnh không ngờ khi đương đầu với những khó khăn trong quản lý. Báo này từng nêu vấn đề học ngoại ngữ và khả năng tăng tuổi thọ của con người, vì một khi não – cơ quan chỉ huy – rèn luyện thì cơ thể sẽ được tăng cường sức mạnh rất đáng kể. Tuy nhiên thuyết này, tiếc thay, lại bị nhiều nhà khoa học phương Tây xem nhẹ vì cho rằng “người Trung Quốc hay tự ca ngợi mình” cho việc kéo dài tuổi thọ là sự thật. Nhiều nhà thần kinh học của Áo, Pháp hay Mỹ từng chấp nhận rằng một khi làm việc liên tục, não sẽ làm cơ thể khỏe mạnh hơn hẳn so với những người ít chịu suy nghĩ. Trước đây, giới khoa học phương Tây từng lâm vào cuộc chiến khốc liệt giữa hai phe, một bên chủ trương chỉ học toán thì con người mới giỏi và sống lâu, bên kia cho rằng học ngoại ngữ mới là tốt. Nhưng tựu trung, cả hai đều đi về một chân lý: phải rèn não thì con người mới sống lâu. Một số nhà khoa học phương Tây hiện nay cho rằng những doanh nhân hay cán bộ quản lý châu Á (đặc biệt ở những nước dùng chữ tượng hình như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) có học tiếng Anh (hệ Latin) sẽ tăng cường trí nhớ rất nhanh và có khả năng xoay xở cao. Họ thường tỏ ra năng động và có thể hoạt động độc lập dưới sức ép rất cao, trong khi nhiều doanh nhân hay cán bộ quản lý tóc vàng mắt xanh lại tỏ ra chậm chạp và ù lì. Còn theo nghiên cứu của giáo sư David Kelly thuộc Đại học Utah, những doanh nhân châu Á giỏi tiếng Anh (nếu biết thêm một ngoại ngữ nữa thì càng tốt) luôn là những người có nhiều sáng kiến độc đáo ngay trong những môi trường đầy thử thách. Một thực tế lạ lùng nữa: những doanh nhân hay cán bộ quản lý phương Tây có học thêm tiếng Trung Quốc (trực tiếp bằng ngôn ngữ hay gián tiếp bằng võ thuật, thiền) hơn hẳn những đồng nghiệp không học ngoại ngữ. Như vậy sự thật đã rõ ràng: khi học thêm một ngôn ngữ khó và khác hẳn tiếng mẹ đẻ, người ta có thể tăng hẳn chỉ số thông minh và khả năng thích ứng hoàn cảnh. Các nhà sư phạm ở Hà Lan và Thụy Sĩ cùng từng nghiên cứu hơn 4.000 đứa trẻ từ 7 đến 12 tuổi được chia thành hai nhóm. Kết quả chứng tỏ nhóm có ngoại ngữ ít bị sốc khi chuyển trường hay chuyển lớp, trong khi những em không học ngoại ngữ dễ bị trầm cảm khi phải thay đổi môi trường sống và làm việc. Nghiên cứu n ...

Tài liệu được xem nhiều: