Thông tin tài liệu:
Để phục vụ thi cử, nhiều học sinh đang chọn hình thức học nhóm để ôn.Để học nhóm hiệu quả, các em cần chú ý những kinh nghiệm sau: - Số lượng thành viên trong nhóm thường 4 đến 5 người là tốt. Mỗi người phải tự xác định được mục đích, tinh thần trách nhiệm bản thân, phải thực sự hiểu nhau và có nhu cầu học để lĩnh hội kiến thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học nhóm cũng phải đúng cáchHọc nhóm cũng phải đúng cáchĐể phục vụ thi cử, nhiều học sinh đang chọn hình thức học nhóm để ôn.Để học nhóm hiệu quả, các em cần chú ý những kinh nghiệm sau:- Số lượng thành viên trong nhóm thường 4 đến 5 người là tốt. Mỗi người phải tựxác định được mục đích, tinh thần trách nhiệm bản thân, phải thực sự hiểu nhau vàcó nhu cầu học để lĩnh hội kiến thức. Có như thế mới tạo được động lực, sức mạnhvà cách học trên lớp đã bão hòa.- Các thành viên trong nhóm không nhất thiết phải ngang bằng nhau về khả năngnhưng mỗi người phải có thế mạnh riêng về một môn học nào đó để tương trợ.Mỗi người được phân công làm một việc. Ý kiến của một người được xây dựngthành ý kiến của nhiều người và sẽ là kiến thức cho cả nhóm vận dụng.- Có thể linh động song cần phải có lịch học cụ thể. Thường mỗi ngày chỉ nên họcmột đến hai môn, thời gian học khoảng 120 phút/môn. Các thành viên phải tự giáccó mặt đúng giờ và trước khi học bài mới thì một hoặc hai thành viên đại diệnnhắc lại bài cũ. Nếu ai đó quên hoặc thiếu kiến thức thì các thành viên khác sẽ bổsung hoàn chỉnh rồi mới tiến hành học bài mới. Khi học bài mới, đại diện nhómtrình bày kiến thức, giải bài tập để các thành viên khác bổ sung, hoàn chỉnh xongthì cả nhóm ghi vào vở để nhớ. Sau đó, đại diện nhóm nên lấy ý kiến của thầy côgiáo về mặt kiến thức.- Bên cạnh nội dung, phương pháp thì tâm lý cũng cần được quan tâm. Các thànhviên nên mạnh dạn nhìn nhận những mặt mạnh và mặt yếu của mình, từ đó tìmhướng khắc phục để tự rèn luyện, nâng cao. Không tự tin quá mức nếu mình chưanắm được kiến thức.Cần lưu ý là học nhóm cũng có những mặt trái nếu như các thành viên không tuânthủ nguyên tắc tự giác hoặc không đồng lòng; thiếu sự giám sát của thầy cô, giađình.