Danh mục

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm - Ban Tuyên giáo Trung ương

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 525.17 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu trình bày tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm; học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm chi tiết nội dung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm - Ban Tuyên giáo Trung ương BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG (Tài liệu sinh hoạt chi bộ, đoàn thể và tại các cơ quan, đơn vị năm 2014) HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNGĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM ------ I. TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ NÊUCAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, NÓI ĐIĐÔI VỚI LÀM 1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm 1.1. Về tinh thần trách nhiệm và sự cần thiết phải nêu cao tinh thần tráchnhiệm - Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình. Aicũng có trách nhiệm bởi mỗi người đều có một vị trí nhất định trong các mối quan hệxã hội, như gia đình, dòng họ, địa phương, tập thể, tổ chức chính trị - xã hội, công dâncủa một nước, thành viên của cộng đồng dân tộc và rộng nhất là của nhân loại…Trong các mối quan hệ đó, trách nhiệm được hình thành trên cơ sở những quy định củaluật pháp, quy chế, thỏa thuận của tập thể, tổ chức, địa phương… Trách nhiệm cònđược hình thành do dư luận xã hội và bị chi phối bởi dư luận xã hội. - Tinh thần trách nhiệm khác với ý thức trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm làkết quả nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của con người, từ đó chi phối hành độngtích cực, tự giác của họ. Những người có nhận thức và hành động như thế được gọi làcó tinh thần trách nhiệm cao. - Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Người đã nêu lên hệ thống các quanđiểm toàn diện và sâu sắc về những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trongthời đại mới. Người đề cập đến đạo đức công dân và đạo đức cách mạng, chuẩn mựcđạo đức chung của mọi người và chuẩn mực đạo đức riêng của cán bộ, ngành nghề,lứa tuổi, cấp bậc, chức vụ,… Trong nội dung đạo đức công dân và đạo đức cách mạng,có vấn đề về tinh thần trách nhiệm. - Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đạo đức công dân là tuân theo pháp luật nhà nước; tuântheo kỷ luật lao động; giữ gìn trật tự chung… Đó là đóng góp (nộp thuế) để xây dựnglợi ích chung. Hăng hái tham gia công việc chung. Bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệTổ quốc, cần, kiệm xây dựng nước nhà,… - Hồ Chí Minh bàn nhiều đến đạo đức cách mạng, đạo đức cả cán bộ, đảngviên, công chức. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải có đạo đức cách mạng. Điềunày rất xác đáng, vì cán bộ, đảng viên là những người tiên tiến trong xã hội, phải đitrước để mọi người noi theo. Khi đề cập tới cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, HồChí Minh bàn tới cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đối với cán bộ, đảng viên,công chức. Cán bộ của từng lĩnh vực khác nhau lại có những yêu cầu khác nhau vềchuẩn mực đạo đức, thậm chí cấp bậc khác nhau, chức vụ khác nhau, cũng phải cónhững chuẩn mực đạo đức khác nhau, như của cán bộ, chiến sĩ công an, cán bộ kiểmsát, tòa án, y tế,… Trong quân đội, Người yêu cầu chuẩn mực đạo đức đối với ngườitướng là phải trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung, làm gương cho đội viên, chiến sĩ… - Về đạo đức cách mạng của người đảng viên, Hồ Chí Minh nhấn mạnh:“Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất. Rasức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sáchcủa Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi íchriêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấutranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Ra sức học tập chủ nghĩa Mác – Lênin,luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác củamình và cùng đồng chí mình tiến bộ”1. Trong Lời kết thúc buổi ra mắt Đảng Lao độngViệt Nam (3-3-1951), Hồ Chí Minh nói: “Đảng Lao động Việt Nam không sợ kẻ thùnào dù cho chúng hung tợn đến mấy, không sợ nhiệm vụ nào dù nặng nề nguy hiểmđến mấy nhưng Đảng Lao động Việt Nam sẵn sàng vui vẻ làm trâu ngựa, làm tôi tớtrung thành của nhân dân”2. - Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chứcđối với Tổ quốc, đối với nhân dân bắt từ nguyên lý: “Nước lấy dân làm gốc”, “sựnghiệp cách mạng là do nhân dân tiến hành”, “nhân dân là người làm ra lịch sử”…Người khẳng định: Không có nhân dân, Đảng, Chính phủ không đủ lực lượng. Sứcmạnh nhân dân là vô địch. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Có dân là cótất cả. Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong… Để tậphợp và phát huy sức mạnh vô địch của nhân dân, Đảng, Chính phủ có trách nhiệm tổchức, vận động nhân dân, giảng giải lý luận, chiến lược, sách lược cho dân, làm chodân nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng. Đảng lãnh đạo quầnchúng quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, giành thắng lợi trong mỗi giai đoạn cách mạng điđến thắng lợi cuối cùng. ...

Tài liệu được xem nhiều: