Thế giới tri thức vô cùng phong phú và đa dạng. Còn bạn chỉ là một teen cấp II, III bình thường. Làm thế nào để việc học hành trở nên nhẹ nhõm? Hãy tìm hiểu cách học thông minh sau nhé! 1. Hãy học cách lắng nghe
Đừng cố gắng “nuốt trọn” từng câu, từng từ của thầy cô. Đó là “nhiệm vụ bất khả thi” đấy. Vì cách học thụ động “thầy đọc, trò chép” sẽ sớm bị loại bỏ thôi. Hãy dành nhiều thời gian hơn để nghe và ghi tóm tắt những ý chính quan trọng....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học thông minh
Học thông minh
Thế giới tri thức vô cùng
phong phú và đa dạng. Còn
bạn chỉ là một teen cấp II, III
bình thường. Làm thế nào để
việc học hành trở nên nhẹ
nhõm? Hãy tìm hiểu cách học
thông minh sau nhé!
1. Hãy học cách lắng nghe
Đừng cố gắng “nuốt trọn” từng
câu, từng từ của thầy cô. Đó là
“nhiệm vụ bất khả thi” đấy. Vì
cách học thụ động “thầy đọc, trò chép” sẽ sớm bị loại bỏ
thôi. Hãy dành nhiều thời gian hơn để nghe và ghi tóm tắt
những ý chính quan trọng. Việc chăm chăm ghi ghi chéo
chép không sót một lời nào của thầy cô còn khiến bạn khó
nghe hiểu thầy cô đang nói gì, đến lúc về nhà giở vở ra thì
“mồm chữ O. mắt chữ A” ngay vì chẳng hiểu gì cả! Hơn
nữa, dành quá nhiều cho việc ghi chép, bạn sẽ không còn
thời gian đặt câu hỏi thắc mắc với thầy cô nữa.
Lời khuyên cho bạn là : Lắng nghe một cách tích cực.
Hãy nghe và hiểu trước khi đặt bút xuống viết.
2. Trình bày vở ghi cũng cần phải khoa học
Nhớ chừa một vài khoảng trống ở mỗi trang để bạn có thể
bổ sung những ý cần thiết sau này, tiết kiệm giấy cũng
chẳng để làm gì đâu. Tốt nhất chia vở bạn thành 3 phần,
một phần làm phần lề, đây sẽ là nơi bạn ghi những câu hỏi
thắc mắc, bổ sung những kiến thức mới, 2 phần còn lại là
để dành cho việc ghi nội dung bài học. Teen đã dần chủ
động trong cách ghi chép của mình rồi và không phải thầy
cô nào cũng thích chấm “vở sạch, chữ đẹp” để lấy điểm 15’
đâu. Cái quan trọng là bạn tiếp thu được cái gì chứ không
phải là bạn có ghi chép đẹp mắt hay không!
Khi ghi chép, bạn không cần phải nắn nót, không cần phải
dành quá nhiều thời gian cho việc trau chuốt chữ nghĩa
nhưng nhất định phải viết đủ rõ và sạch để có thể hiểu được
mình đã viết những gì khi đọc lại. Có những teen còn
không thể luận ra được chữ của mình vì trong lúc ở lớp đã
“ngoáy tay” đến tận trời, chữ như gà bới, chữ chẳng ra chữ!
Cách tốt nhất, hãy gạch đầu dòng và xuống dòng khi hết ý.
Lời khuyên cho bạn này: Ghi chép ngắn gọn, dễ hiểu,
phân bố trang vở khoa học, không nên quá cầu toàn
chuyện câu cú, chỉ cần các ý sáng rõ.
3. Lưu trữ tài liệu là nghệ thuật đấy
Để núi kiến thức và sách vở không còn ngập đầu ngập cổ
bạn, để không còn tình trạng “Quái, không biết mình để tài
liệu môn Sinh đâu rồi nhỉ?” “Ơ, sao lại mang nhầm vở thế
này?”, hãy thử các cách sau:
- Đối với tài liệu rời: Sử dụng một cái cặp hồ sơ hoặc dùng
ghim ghi lại. Tốt nhất nên có một túi hồ sơ. Tất cả những gì
gọi là tài liệu học tập, thậm chí chỉ là những ghi chép của
bạn hay mẩu báo thú vị, hãy nhét tất cả vào, sẽ có lúc cần
cho bạn đấy.
- Đối với vở, sách: Hãy tạo dấu hiệu riêng cho mỗi môn
học. Ví dụ: mỗi một sách vở của một môn nào đó, hãy bọc
ở ngoài một màu sắc, bạn sẽ tự ghi nhớ nó hoặc dán bản
ghi nhớ trên giá sách, rồi cứ thế soi vào mà tìm, sẽ tiết kiệm
thời gian hơn nhiều. Hoặc nếu chiếc nhãn vở cùa bạn quá
bé, tại sao không dán tên môn học dọc chiều dài mặt trước
của vở nhỉ? Cứ viết thật to vào, cái bạn cần là sự chuẩn xác,
không cần để ý đến nó khác tụi bạn ở chỗ nào. Nhớ nhé!
Lời khuyên cho bạn: Quản lí hồ sơ, tài liệu gọn gàng sẽ
mang đến thêm nhiều kiến thức. Để không bị nhầm lẫn
và tiết kiệm thời gian, hãy đánh dấu chúng!
4. Muốn giỏi phải “hỏi”
Mạnh dạn hỏi lại bất cứ khi nào bạn còn thắc mắc. Nếu
nghe mà chẳng hiểu gì thì tốt nhất nên dành thời gian để
lắng nghe còn hữu ích hơn nhiều. Vì thế, đừng ngại hỏi để
không còn cảm giác “áy náy” khi về nhà ôn bài nữa nhé.
Cái bạn cần là kiến thức được sáng rõ chứ không phải là
giấu dốt một cách…lãng xẹt. Nhưng hỏi cũng cần phải có
nghệ thuật, chú ý này:
- Không cắt ngang lời giảng của thầy bạn. Nên hỏi khi thầy
bạn nói: “Có trò nào còn thắc mắc nữa không?”, bạn sẽ
không trở thành kẻ phá bĩnh mạch văn của thầy. Nhưng nếu
thầy bạn lại không có thói quen “tham khảo ý kiến học
sinh” thì đành phải hỏi ngay thôi.
- Muốn hỏi, hãy giơ tay, đừng nhao nhao “Thưa thầy, con
muốn hỏi…”. Một hành động dơ tay nêu thắc mắc một
cách im lặng còn giá trị hơn mọi lời nói ngốc xít. Và thầy
cô sẽ coi sự thắc mắc của bạn là nghiêm túc chư không phải
“chưa ngay nghĩ sâu đã vội hỏi vớ vẩn”.
Lời khuyên cho bạn là: Hãy thắc mắc, bất cứ khi nào bọn
còn lơ mơ về một vấn đề!
5. Chuẩn bị trước bài học
Phương thức cũ nhưng chưa bao giờ “lỗi mốt”. Hãy làm bài
tập hay xem qua tài liệu trước khi tiếp cận bài giảng ở lớp.
Làm việc này có ích gì?
- Thứ nhất, khi đã nắm vững khung bài học, bạn sẽ chủ
động hơn trong cách ghi, không còn phải nhao nhao hỏi
đứa cùng bàn “Thầy đang nói là mục 1 hay 2 nhỉ?”.
- Thứ 2, việc đọc trước bài ở nhà sẽ coi như lượt học đầu
tiên. Và nghe giảng ở lớp là một lượt học nữa –> kiến thức
sẽ dễ nắm bắt hơn.
- Thứ 3, đọc và nêu ...