Danh mục

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG - ÂM DƯƠNG VÀ PHÒNG BỆNH

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 148.93 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người mang nhiều dương tính, nên ăn các loại có tính chất âm, người mang nhiều âm tính, nên dùng các loại có tính dương. - Mùa nóng nực, mặc quần áo mỏng, ở nơi thoáng mát, ăn nhiều rau quả có tính mát để chống lại cái nóng (dương). - Mùa rét, mặc ấm, ở nơi ấm áp, ăn thức ăn nóng ấm để chống lại cái rét (âm). - Vừa đi mưa về, bị mưa ướt trong khi mưa, nước mưa mang nhiều điện tích dương, nên để chân không, đứng trên đất, dội nước nóng để...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG - ÂM DƯƠNG VÀ PHÒNG BỆNH HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG Phần 4 ÂM DƯƠNG VÀ PHÒNG BỆNH - Người mang nhiều dương tính, nên ăn các loại có tính chất âm,người mang nhiều âm tính, nên dùng các loại có tính dương. - Mùa nóng nực, mặc quần áo mỏng, ở nơi thoáng mát, ăn nhiều rauquả có tính mát để chống lại cái nóng (dương). - Mùa rét, mặc ấm, ở nơi ấm áp, ăn thức ăn nóng ấm để chống lại cáirét (âm). - Vừa đi mưa về, bị mưa ướt trong khi mưa, nước mưa mang nhiềuđiện tích dương, nên để chân không, đứng trên đất, dội nước nóng để dẫndương xuống. - Ở thành phố công nghiệp, bầu khí quyển mang nhiều iôn âm do ônhiễm không khí, nên đi chân đất và tắm nước nóng để điều hòa âm dương. - Dương sinh dương, cơn nóng giận, tức tối sẽ sinh nóng giận tức tốikhác... cần làm âm hóa chúng bằng những tư tưởng và hành động âm nhưnghĩ đến những sự yên tĩnh, hoà bình... dùng những lời nói êm dịu, nhẹnhàng... đến những nơi thanh tĩnh, yên lặng... - Âm sinh âm, sự chán nản, buồn phiền... sẽ dẫn đến chán nản buồnphiền khác... Cần làm dương hóa chúng bằng những tư tưởng và hành độngdương : hoạt động tích cực, hăng say... dùng những lời nói quyết đoán phấnkhởi... đến những nơi sinh hoạt... ĐIỀU HÒA ÂM DƯƠNG - Từ ngàn xưa, cha ông chúng ta đã biết điều hòa âm dương : VuaHùng, khi chấp nhận ý nghĩa : Bánh dày, hình tròn, tượng trưng cho trời(Dương) và bánh chưng, hình vuông, tượng trưng cho đất (Âm), là thức ănlý tưởng nhất, đã nói lên được quan niệm hòa hợp âm dương trong thức ăn. - Lời cầu chúc Mẹ tròn con vuông cho sản phụ khi sinh cũng đã nóilên ý tưởng hoàn hảo nhất của lời cầu chúc. - Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng đã biết điều hòa âmdương khá tốt. Cụ thể là, khi ăn nước mắm, người ta cho vào ít chanh (vịchua - âm), và cho thêm ít đường (vị ngọt - dương)... Đó là những thói quenrất tốt mà chúng ta cần duy trì. - Để chống lại với những thay đổi của thiên nhiên, cơ thể chúng tacũng tự điều chỉnh để tạo mức quân bình cho cơ thể. Thí dụ : Thân nhiệt củachúng ta bao giờ cũng khoảng 370C. Khi trời lạnh, máu trong người cũng bịảnh hưởng lạnh, khi máu đi ngang qua vùng đồi thị sau não, các trung tâmGiao cảm ở đó bị kích thích làm cho mạch máu ngoại biên co lại, da gà nổilên... làm cho thân nhiệt tăng lên. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá cao làm chomáu bị nóng, các trung tâm Đối giao cảm bị kích thích làm dãn mạch máungoại biên, gây xuất mồ hôi... làm nhiệt độ giảm xuống. Như vậy, bình thường, trong thiên nhiên cũng như trong cơ thể ta luôncó những điều chỉnh hoàn hảo để duy trì, nếu ta biết cách gìn giữ tốt chứcnăng qúy báu đó. Khi ta làm xáo trộn trật tự đó, chính là lúc ta bị bệnh. ÂM DƯƠNG VÀ Y HỌC 1. ÂM DƯƠNG VÀ CƠ THỂ a) Trên là âm, dưới là dương Theo cách phân chia này thì Đầu là âm và chân là Dương. Thực tế chothấy, đầu (cụ thể là trán) sờ vào lúc nào cũng thấy mát và chân (dưới) luônthấy ấm. Khi cơ thể bệnh (có rối loạn thăng bằng âm dương) thì đầu (phíatrên) sờ vào thấy nóng (trán nóng, mắt đỏ, mặt đỏ bừng...) thay vì mát, vàchân (phía dưới) thấy lạnh (ẩm, ra mồ hôi, đau ê ẩm...) thay vì nóng. Cáchchữa bệnh đơn giản nhất là dùng khăn lạnh đắp vào trán (thêm âm vào đểđẩy dương ra) hoặc ngâm chân vào nước nóng (thêm dương vào để đẩy âmra). Cách điều trị trên chủ yếu nhằm thực hiện lại thế quân bình (điều hòa âmdương) đã bị xáo trộn vì bệnh gây ra, vì thế, đã có một nhận xét hết sức lýthú : Hãy giữ cho đầu bạn mới mát (âm) và chân bạn luôn ấm (dương) thìbạn sẽ không cần đến thầy thuốc. Theo các nhà nghiên cứu : Ở tư thế nằm, đầu thấp, chân cao sẽ dễ nhớvà tiếp thu nhanh hơn, họ cho rằng vì máu dồn về não giúp não làm việc tốthơn. Có thể hiểu như sau : Máu (âm) dồn về đầu (âm) tức tăng thêm âm,giúp cho dễ nhớ hơn. Tuy nhiên các nhà nghiên c ứu cũng thấy rằng ở tư thếnày rất dễ buồn ngủ, vì âm mang tính tĩnh. Xét về 2 quẻ Thủy hỏa ký tế và Thủy hỏa vị tế ta thấy : Người khỏe mạnh, trên mát (âm), dưới ấm (dương), tức Thủy giaoxuống dưới, Hỏa giao lên trên, gọi là Thủy hỏa ký tế. Ngược lại, khi bị bệnh, trên nóng (dương) dưới lạnh (âm) là Thủy hỏakhông tương giao với nhau gọi là Thủy hỏa vị tế. Trên là quẻ Khảm Trên là quẻ Ly Thủy, âm Hỏa, dương __________________________________________________________ Dưới là quẻ Ly Dưới là quẻ Khảm Hỏa, dương Thủy, âm THỦY HỎA KÝ TẾ THỦY HỎA VỊ TẾ b) Bên trái là Dương, Bên phải là Âm Vấn đề quy định bên phải, bên trái thuộc Âm hay Dương, chưa có tàiliệu nào nghiên cứu 1 cách sâu xa và giải thích thỏa đáng. Tuy nhiên, dựavào 1 số công trình nghiên cứu và quan sát tự nhiên, ta thấy : - Khi khởi động 1 cách tự nhiên, hầu như bao giờ chân trái cũng khởiđộng trước. Theo các nhà nghiên cứu, khi chuyển động trái đất tạo nên 1dòng điện gọi là địa từ lực lôi cuốn mọi vật - Địa từ lực này mang đặc tínhâm. Theo nguyên tắc vật lý, 2 vật cùng tên đẩy nhau, khác tên hút nhau. Lựccủa trái đất là âm, do đó sẽ hút lực dương, vì thế có thể coi như chân tráimang đặc tính dương. - Theo giáo sư Hirasawa, chuyên viên nghiên c ứu sinh lý học thể dụcTrường đại học bách khoa Tokyo, sau 35 năm chuyên nghiên cứu về bànchân đã nhận xét rằng : từ 6-50 tuổi, diện tích tiếp xúc mặt đất của chân tráiphái nam và nữ đều lớn hơn so với chân phải và diện tích tiếp xúc với mặtđất khi đứng của bàn chân trái lớn hơn. Thời gian chạm đất khi đi phía bêntrái cũng nhiều hơn. Cảm giác ổn định khi đứng 1 chân bằng chân t rái cũngtốt hơn. Vết chân người cổ đại cách đây 3000 năm cũng cho thấy vết chântrái in sâu hơn xuống đất hơn là chân phải. Các vận động viên, diễn viên...cũng đều dùng chân trái làm trục chống đỡ cơ thể, còn chân phải dùng đểbiểu diễn các động tác. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: