Danh mục

Học thuyết Mác-Lênin về xây dựng đảng, V. I. Lênin bàn về việc tăng cường cán bộ công nhân trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 182.64 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của quần chúng do Đảng lãnh đạo. Sự nghiệp này có được hoàn thành tốt đẹp hay không, quần chúng có mau chóng xây dựng lại xã hội mới, cuộc sống mới, trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội hay không, vấn đề quyết định là tuỳ thuộc vào sức chiến đấu của Đảng, vào chất lượng lãnh đạo và chỉ đạo của các tổ chức đảng trong đó cán bộ giữ vị trí then chốt. Bởi vì từ việc xây dựng đường lối, chính sách của Đảng đến việc quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách đó trong quần chúng, Đảng đều phải dựa vào đội ngũ cán bộ, cho nên để tăng cường vai trò lãnh đạo của mình, Đảng cần thường xuyên chăm lo làm tốt công tác cán bộ, sao cho đội ngũ cán bộ của Đảng không những đông về số mà còn mạnh về chất, bao gồm những người thật sự có đức, có tài, một lòng, một dạ vì sự nghiệp giải phóng của quần chúng nhân dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học thuyết Mác-Lênin về xây dựng đảng, V. I. Lênin bàn về việc tăng cường cán bộ công nhân trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước Học thuyết Mác - Lênin về xây dựng đảng V. I. Lênin bàn về việc tăng cường cán bộ công nhân trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước Vũ Quang Minh S nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của quần chúng do Đảng lãnh đạo. Sự nghiệp này có được hoàn thành tốt đẹp hay không, quần chúng có mau chóng xây dựng lại xã hội mới, cuộc sống mới, trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội hay không, vấn đề quyết định là tuỳ thuộc vào sức chiến đấu của Đảng, vào chất lượng lãnh đạo và chỉ đạo của các tổ chức đảng trong đó cán bộ giữ vị trí then chốt. Bởi vì từ việc xây dựng đường lối, chính sách của Đảng đến việc quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách đó trong quần chúng, Đảng đều phải dựa vào đội ngũ cán bộ, cho nên để tăng cường vai trò lãnh đạo của mình, Đảng cần thường xuyên chăm lo làm tốt công tác cán bộ, sao cho đội ngũ cán bộ của Đảng không những đông về số mà còn mạnh về chất, bao gồm những người thật sự có đức, có tài, một lòng, một dạ vì sự nghiệp giải phóng của quần chúng nhân dân. Trong quá trình mở rộng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Đảng, đặc biệt là trong thời kỳ thực hiện chuyên chính vô sản và xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề đào tạo và tăng cường cán bộ công nhân trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu. Về vấn đề này, V.I. Lênin đã từng phát biểu nhiều ý kiến. Xin giới thiệu để các đồng chí tham khảo một số quan điểm cơ bản sau đây của V.I. Lênin. 1 - Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội của chuyên chính vô sản. 2 - Để tăng cường chuyền chính vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng, không thể không tăng cường cán bộ công nhân trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước. 3 - Phải đi sâu vào thực tiễn, đi sâu vào quần chúng để phát hiện những công nhân ưu tú bồi dưỡng và đề bạt cán bộ công nhân. Đặt vấn đề tăng cường công tác đào tạo và đề bạt cán bộ xuất thân từ công nhân vào các cơ quan của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin đã xuất phát từ yêu cầu của nghiên cứu chính trị của Đảng trong quá trình đấu tranh để thực hiện những chức năng lịch sử của chuyên chính vô sản, trong qua trình đấu tranh để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tăng cường đào tạo và đề bạt cán bộ công nhân vào các cơ quan của Đảng và Nhà nước không có mục tiêu nào khác, ngoài mục tiêu bảo đảm cho giai cấp công nhân đề cao được vai trò tiên phong của mình trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho giai cấp công nhân, thông qua Đảng của mình, thực hiện quyền lãnh đạo đối với nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh nhằm lật đổ trật tự xã hội tư bản chủ nghĩa, tiến tới xây dựng một xã hội mới không còn giai cấp và sự bóc lột giai cấp. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, lịch sử đã giao phó cho giai cấp công nhân - là giai cấp được sản sinh ra trên những quan hệ tư bản chủ nghĩa, được gắn liền với nền sản xuất công nghiệp quy mô lớn, có đầu óc tổ chức và kỷ luật cao, có tinh thần triệt để cách mạng vì bị bóc lột và không có tư hữu nào khác ngoài sức lao động của bản thân, rất gần gũi với những tư tưởng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản - sứ mệnh phải đi đầu trong sự nghiệp lật đổ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, phải đi đầu trong quát trình thúc đẩy xã hội tiến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Không phải bất kỳ giai cấp bị áp bức, bóc lột nào dưới chế độ tư bản chủ nghĩa cũng có khả năng và lực lượng để hoàn thành sứ mệnh lịch sử này, mà chỉ có giai cấp công nhân tức là giai cấp đặc biệt, được những điều kiện kinh tế của sự tồn tại của chính bản thân giai cấp đó chuẩn bị cho nó thực hiện việc lật đổ ách thống trị của giai cấp tư bản, tạo cho nó khả năng và lực lượng để hoàn thành việc lật đổ ấy. (V. Lênin, toàn tập, bản tiếng Nga, in lần thứ tư, tập 4, trang 376). Lênin đã nhiều lần khẳng định: Chỉ có giai cấp công nhân mới có thể lãnh đạo được nhân dân lao động và quần chúng bị áp bức đi theo con đường của mình không chút do dự, không mất tinh thần và không tuyệt vọng trong những bước khó khăn, gian khổ và nguy hiểm (Tập 27, trang 246). Sau khi lật đổ được ách thống trị của giai cấp tư bản và thiết lập được chuyên chính vô sản - với chức năng lịch sử là đàn áp sự kháng cự của giai cấp cũ đã bị lật đổ, cải tạo và xây dựng lại xã hội trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội - vai trò tiên phong lãnh đạo của giai cấp công nhân không những không giảm đi, mà ngày một tăng lên. Đó là vì giai cấp công nhân trở thành người chủ tập thể của Nhà nước mới, nắm trong tay những vị trí then chốt của nền kinh tế quốc dân, càng ngày càng lớn lên cùng với quá trình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà. Trong những năm đầu của chính quyền xô viết, đượ ...

Tài liệu được xem nhiều: