Danh mục

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH - SỰ QUAN HỆ GIỮA NGŨ HÀNH

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 112.67 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhìn vào đồ hình Ngũ Hành sinh khắc ta thấy, Ngũ Hành liên hệ với nhau 1 cách chặt chẽ, biện chứng. C1. Sự xáo trộn, thay đổi của 1 hành thường đưa đến sự thay đổi, xáo trộn của 4 hành kia, nghĩa là, gây ra 4 hậu quả.Thí dụ 1 : Mộc vượng đưa tới Hỏa vượng, Thủy vượng Thổ suy và Kim suy. Thí dụ 2 : Người đang giận dữ (Mộc vượng) thấy mặt bừng nóng, mắt đỏ (Hỏa vượng), người run rẩy (Thủy vượng), nhói đau vùng thượng vị (Thổ suy), thở khó (Kim...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH - SỰ QUAN HỆ GIỮA NGŨ HÀNH HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH SỰ QUAN HỆ GIỮA NGŨ HÀNH Nhìn vào đồ hình Ngũ Hành sinh khắc ta thấy, Ngũ Hành liên hệ vớinhau 1 cách chặt chẽ, biện chứng. C1. Sự xáo trộn, thay đổi của 1 hành thường đưa đến sự thay đổi, xáotrộn của 4 hành kia, nghĩa là, gây ra 4 hậu quả. Thí dụ 1 : Mộc vượng đưa tới Hỏa vượng, Thủy vượng Thổ suy vàKim suy. Thí dụ 2 : Người đang giận dữ (Mộc vượng) thấy mặt bừng nóng, mắtđỏ (Hỏa vượng), người run rẩy (Thủy vượng), nhói đau vùng thượng vị (Thổsuy), thở khó (Kim suy)... C2. Ngược lại, có thể có 4 nguyên nhân làm cho 1 hành thay đổi: Thí dụ 1 : Hỏa vượng, có thể do : - Mộc vượng làm Hỏa vượng (tương sinh). - Thổ vượng kéo theo Hỏa vượng (Phản sinh). - Kim suy làm hỏa vượng (Tương thừa). - Thủy suy làm Hỏa vượng (Tương khắc). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng cho thấy, nhiều khi các mối quan hệsinh khắc của Ngũ Hành không thuần túy như Mộc sinh Hỏa hoặc Thổ khắcthủy... Mà nhiều khi có những hội chứng trái ngược lại như Hỏa vượng màMộc suy (thay vì Mộc vượng làm Hỏa vượng hoặc Hỏa vượng phản sinhMộc vượng) hoặc Thủy vượng mà hỏa cũng vượng (thay vì Thủy vượng thìHỏa phải suy vì Thủy khắc Hỏa)... Trong trường hợp trên, phải phân tích thật kỹ để tìm ra sự khácthường. Thí dụ 2 : Một hội chứng Hỏa vượng, Thổ vượng, Kim suy, Thủy suy,Mộc suy. Trong trường hợp này, có sự bất thường : Chính ra Mộc và Hỏaphải cùng chiều với nhau (vì Mộc sinh Hỏa), trái lại ở đây, Mộc suy (â )nhưng Hỏa lại vượng (á ). Thổ và Kim cũng phải cùng thay đổi như nhau (vìThổ sinh Kim) thì Thổ lại vượng (á ) mà kim Lại suy (â ), Kim và Mộc khắcnhau. Kim suy (â ) thì Mộc phải vượng (á ), ở đây 2 hành này lại cùng suy. Phân tích hội chứng trên ta thấy : Nguyên nhân gây bệnh ở đây làThủy suy làm Kim suy và Mộc suy, (Theo nguyên tắc Tương sinh và phảnsinh). Thủy suy làm Hỏa vượng (Tương khắc) và Thổ vượng (Tương thừa). Các hành sinh khắc, chính ra phải biến chuyển theo cùng chiều : cùngvượng hoặc cùng suy nhưng nếu có biến chuyển khác thường hoặc khácchiều thì đó chỉ là hậu quả của 1 nguyên nhân sinh khắc với nó. Nói khác đi,sự xáo trộn đó phải được tìm nơi hành khác. Để dễ nhớ, có thể theo cách thức sau : 3 hành liên tiếp biến chuyểncùng chiều, hành ở giữa chính là nguyên nhân. Thí dụ : Kim suy, Thủy suy, Mộc suy thì Thủy suy là nguyên nhân. Mộc vượng, Hỏa vượng, Thổ vượng thì nguyên nhân do Hỏa vượng.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: