Danh mục

Học thuyết phân tâm học S. Freud

Số trang: 17      Loại file: doc      Dung lượng: 95.00 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu "Học thuyết phân tâm học S. Freud" để cũng tìm hiểu và nghiên cứu các kiến thức như: Tại sao lại viết về học thuyết này?; nội dung của học thuyết “Phân tâm học”; đánh giá về thành công, hạn chế của “Phân tâm học” và việc vận dụng nó trong đời sống, giảng dạy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học thuyết phân tâm học S. Freud HỌC THUYẾT PHÂN TÂM HỌC S. FREUD1. Vào đề: “ Tại sao lại viết về học thuyết này?”1. 1. Trước tiên phải nói đến đó là sự đam mê, sự thích thú học hỏi về “Tâm LýHọc”. - “Tâm Lý Học” là một khoa học về tính quy luật của sự phát triển và vận hành của tâm lý với tư cách là hình thức đặc biệt của hoạt động sống”(1). Cho nên, em muốn nghiên cứu “Tâm Lý Học” nói chung và đặc biệt đối với “Phân Tâm Học” để qua đó em có thể hiểu và có thể phục vụ cho cuộc sống của chính mình và của mọi người tốt đẹp hơn. - Em rất thích và ngưỡng mộ S.Freud. Ông là người sáng lập ra “Phân Tâm Học”, là một tâm lý gia nổi tiếng của cõi vô thức. Em mong ước sau này em cũng có thể nghiên cứu và tìm ra được một thuyết về “tâm lý” để có thể giúp ích cho cuộc sống và được lưu truyền cho thế hệ mai sau.1. 2. “Phân Tâm Học” là một trường phái tâm lý học khách quan đi sâu vào nghiêncứu hiện tượng vô thức trong con người, coi vô thức là mặt chủ đạo của đời sốngtâm lý người. Qua đó, “Phân Tâm Học” có ứng dụng rất nhiều trong cuộc sốngcủa chúng ta. - Một trong những ứng dụng to lớn là chữa trị các người bệnh tâm thần. Trong chữa trị bệnh tâm thần S.Freud đã có những đóng góp hết sức có giá trị cho khoa học. 1 _________________________________________ (1) … “Từ điển tâm lý học”. A. V . Pêtơrôpxki và M. G. Iarôsepxki chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Matxcơva 1990, trang 311(tiếng Nga)… - Tuy nhiên nhờ Freud mà ngày nay người ta đã có những ý nghĩ rất khác nhau về chính mình. Họ chấp nhận các khái niệm của Freud như: ảnh hưởng của tiềm thức đối với ý thức, nguồn gốc tính dục của bệnh thần kinh, sự hiện hữu và tầm quan trọng của tính dục trẻ thơ, tác dụng mặc cảm Ơ-đip vào các giấc mộng, tình trạng dồn nén… Những khuyết điểm của con người như lỡ lời, nhớ mặt quên tên và quên lời hứa đều mang một ý nghĩa mới xét theo quan điểm của Freud. Hiện nay khó mà xác định được hết những định kiến mà Freud phải chống lại để truyền bá học thuyết của ông. Những định kiến này còn cố chấp hơn cả những định kiến mà Copernicus và Darwin đã vấp phải.1. 3. “Phân Tâm Học” có ảnh hưởng rất lớn đối với một số ngành khoa học khác. - Dầu sao, có thể chứng minh được hay không thì học thuyết của Sigmund Freud cũng đã có một ảnh hưởng vô song đối với tư duy hiện đại. Ngay Einstein cũng không kích thích trí tưởng tượng hay thâm nhập vào đời sống của người đương thời bằng Sigmund Freud. Nhờ tìm tòi nghiên cứu những thứ chưa bao giờ ai hiểu biết về trí não con người mà Sigmund Freud đã đưa ra được những ý tưởng và những từ ngữ mà ngày nay đã chan hòa vào cuộc sống thường nhật của chúng ta. Thực vậy, tất cả mọi lĩnh vực tri thức của con người như văn chương, nghệ thuật, tôn giáo, nhân chủng học, giáo dục, luật pháp, xã hội học, luật học, sử học và những môn học về xã hội hay cá nhân khác đều chịu ảnh hưởng của học thuyết Sigmund Freud. - Ảnh hưởng của học thuyết Freud đối với văn học và nghệ thuật cũng đáng chú ý không kém. Trong tiểu thuyết, thơ, kịch và các hình thức văn chương khác, những ý tưởng chính của Freud đã được phát triển trong ít năm gần đây. Bernard Dana Evans Voto đã miêu tả quan niệm là “chưa có một nhà khoa học nào khác có một ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng rãi đến văn học như Freud”. Ảnh hưởng của 2 Freud trong hội họa, điêu khắc và thế giới nghệ thuật nói chung cũng sâu xa không kém1. 4. “ Phân Tâm Học” đối với loài người chúng ta vô cùng quan trọng(2): - Trước hết nó là một những pháp tâm bệnh lý, giúp y khoa khám phá và chữa trị những trường hợp tâm bệnh mà trước nay với phương pháp của khoa học thực nghiệm nó chưa đủ khả năng điều trị. - Đặc biệt nó là một thuyết tâm lý giúp ta khám phá chiều sâu vô tận của tiềm thức mà có thể nói được là chiều sâu đời sống, thế giới của tất cả các căn nguyên, động cơ bí ẩn của ý thức và nhân cách của chúng ta.2. Nội dung của học thuyết “Phân Tâm Học”.2. 1. Cơ sở triết học và nguồn gốc nảy sinh của “Phân Tâm Học” Sự khủng hoảng của tâm lý học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX như chúng ta được biết đã dẫn đến sự ra đời của “Phân Tâm Học”. Một trường phái tâm lý học khách quan đi sâu nghiên cứu hiện tượng vô thức trong con người, coi vô thức là mặt chủ đạo của đời sống tâm lý người, là đối tượng thực sự của tâm lý học. Trong tất cả các ngành khoa học, người ta thường thừa nhận tâm lý học là một môn khoa học bí hiểm và tối tăm nhất, và khó có thể chứng minh bằng khoa học hơn bất cứ bộ môn nào khác. Bản chất của những sự vật ở đây luôn luôn có sự hư hư thực thực và sự bất ngờ, vì nhà tâm lý học phải nghiên cứu về một hiện tượng tự nhiên bí mật nhất, đó là cuộc sống tâm lý của con người. Một l ...

Tài liệu được xem nhiều: