Học thuyết tính thiện - từ Mạnh Tử đến tư tưởng Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 491.00 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này, tác giả phân tích một số khía cạnh trong học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử; chỉ ra sự thể hiện của nó trong triết học Hồ Chí Minh; từ đó, rút ra ý nghĩa của nó trong giáo dục đạo đức cho con người Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học thuyết tính thiện - từ Mạnh Tử đến tư tưởng Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nóHỌC THUYẾT “TÍNH THIỆN” - TỪ MẠNH TỬĐẾN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓLê Đức Thọ1Tóm tắt: Học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử nếu gạt bỏ đi những hạn chế về điều kiệnlịch sử và dấu ấn của lợi ích giai cấp, nó vẫn còn những giá trị lịch sử nhất định trong đời sốngxã hội hiện đại trước những tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinhtế quốc tế. Hồ Chí Minh đã kế thừa và vận dụng sáng tạo học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử;được thể hiện sâu sắc trong các quan điểm của Người khi bàn về bản tính con người. Bài viết này,tác giả phân tích một số khía cạnh trong học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử; chỉ ra sự thể hiệncủa nó trong triết học Hồ Chí Minh; từ đó, rút ra ý nghĩa của nó trong giáo dục đạo đức cho conngười Việt Nam hiện nay.Từ khóa: Mạnh Tử; Tính thiện; Hồ Chí Minh; Con người; Giáo dục đạo đức.Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốctế ở Việt Nam hiện nay, những tác động của nó kéo theo sự biến đổi những giá trị đạo đức theohướng vừa tích cực vừa tiêu cực. Khoa học công nghệ và kinh tế ngày càng phát triển, đáp ứngđược rất nhiều nhu cầu của đời sống con người; nhưng chính nó cũng sẽ tạo ra những nguy cơ,phương tiện khiến nhân loại tàn hại lẫn nhau, một khi con người mất dần cái tính thiện của mình.Vì vậy, việc nghiên cứu và vận dụng học thuyết “tính thiện” trong triết học Mạnh Tử cũng như sựthể hiện của nó trong triết học Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục đạo đứccho con người Việt Nam hiện nay.1 . Học thuyết “tính thiện” trong triết học Mạnh TửMạnh Tử họ Mạnh tên Kha, tự là Tử Dư sinh năm (372 – 289 TCN), dòng Mạnh Tôn, ôngmồ côi cha lúc lên 3 tuổi, mẹ ông là bà Cừu Thị vì lo cho con đã phải dời nhà hai lần, đến gầntrường học. Từ nhỏ, Mạnh Tử đã được gia đình giáo dục theo lễ giáo phong kiến rất chặt chẽ. Lớnlên, ông theo học Tử Tư – cháu nội của Khổng Tử, nhờ đó hiểu rỏ hơn đạo lý của Khổng Tử, tàinăng của ông càng có điều kiện phát triển hơn, đặc biệt là tài hùng biện, ông đã trở thành một trongba đại nho thời Xuân Thu – Chiến Quốc.Là người có tài hùng biện, Mạnh Tử đã đi nhiều nước để truyền đạo nhằm bảo vệ và pháttriển tư tưởng của Khổng Tử trong lúc xã hội đương thời có nhiều học thuyết chống lại tư tưởngnày. Ông không được trọng dụng nên về quê dạy học. Cùng với các môn đệ của mình, Mạnh Tửghi chép lại những điều ông đã đàm luận với vua các nước chư hầu và bày tỏ thái độ của mình đốivới các học thuyết khác qua bộ “Mạnh Tử”.Tư tưởng của Mạnh Tử tập trung vào những vấn đề triết lý nhân sinh mà trọng tâm của nó làhọc thuyết về bản thể nhân tính của con người – thuyết “tính thiện”. Đây là vấn đề giữ then chốt1. ThS. Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵngkhông chỉ trong học thuyết của Mạnh Tử mà hầu như còn trong tất cả các học thuyết của các triếtgia Trung Quốc cổ đại. Khuynh hướng này bắt nguồn từ xã hội Trung Quốc loạn lạc và các nhà tưtưởng cho rằng không có một sự cải cách căn bản nào trong xã hội lại không bắt đầu từ sự thay đổibản tính con người. Thời Mạnh Tử, khi bàn về bản tính con người, có ba quan điểm chính: pháiCáo Tử cho rằng con người ta không thiện cũng không ác; phái khác cho rằng, tính người có thểthiện cũng có thể ác, tùy theo hoàn cảnh. Phái thứ ba lại khẳng định, tính khác nhau tùy theo người,có người bản tính thiện, có người bản tính ác.Bác bỏ tất cả những thuyết trên, Mạnh Tử cho rằng, bản tính con người là thiện. Còn nhưngười ta làm những điều bất thiện, chẳng qua là họ theo tư dục của mìuh, chứ không phải bản tínhcon người ta là như vậy. Mạnh Tử đưa ra căn cứ để giải thích: tính thiện của con người được biểuhiện ở bốn đức lớn: nhân, nghĩa, lễ, trí. Bốn đức lớn ấy bắt nguồn từ “tứ đoan”, bốn đầu mối củathiện: người ta ai cũng có lòng trắc ẩn (biết thương xót), lòng tu ố (biết thẹn, ghét), lòng từ nhượng(biết cung kính) và lòng thị phi ( biết phải trái ).Lòng thương xót là đầu mối của nhân, lòng thẹn, ghét là đầu mối của nghĩa, lòng cung kínhlà đầu mối của lễ, lòng thị phi là đầu mối của trí. Thiện đoan ấy là cái chất ( tài chất) vốn có củacon người.Bản tính của con người là thiện, theo Mạnh Tử còn vì tính là cái tính chung, cái bản chấtcủa một loài, đã là loài người thì người ta ai cũng đều có cái mầm thiện vốn có và ai cũng đều cócác quan năng do Trời phú cho mỗi người để nhận biết, phân biệt phải trái, tốt xấu như nhau. Vớitài chất và quan năng Thiên phú giống nhau đó, người ta ai cũng có thể trở thành thánh nhân.Bản tính thiện của con người ta đều bắt nguồn từ “tâm” của mỗi con người. Tâm là cái chủthể trong tinh thần, là cái thần linh Trời phú cho ta, là cơ quan để suy nghĩ, nhờ tâm mà ta phânbiệt mọi điều phải trái, thiện ác … đủ để ứng đối với vạn vật, vạn sự, cho nên còn gọi là “lươngtâm”. Đó là cái tự ta biết, Trời sinh ra đã có, cái biết “tiên thiên” hay còn gọi là “sinh tri”.Vì tâm là cơ quan chủ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học thuyết tính thiện - từ Mạnh Tử đến tư tưởng Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nóHỌC THUYẾT “TÍNH THIỆN” - TỪ MẠNH TỬĐẾN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓLê Đức Thọ1Tóm tắt: Học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử nếu gạt bỏ đi những hạn chế về điều kiệnlịch sử và dấu ấn của lợi ích giai cấp, nó vẫn còn những giá trị lịch sử nhất định trong đời sốngxã hội hiện đại trước những tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinhtế quốc tế. Hồ Chí Minh đã kế thừa và vận dụng sáng tạo học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử;được thể hiện sâu sắc trong các quan điểm của Người khi bàn về bản tính con người. Bài viết này,tác giả phân tích một số khía cạnh trong học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử; chỉ ra sự thể hiệncủa nó trong triết học Hồ Chí Minh; từ đó, rút ra ý nghĩa của nó trong giáo dục đạo đức cho conngười Việt Nam hiện nay.Từ khóa: Mạnh Tử; Tính thiện; Hồ Chí Minh; Con người; Giáo dục đạo đức.Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốctế ở Việt Nam hiện nay, những tác động của nó kéo theo sự biến đổi những giá trị đạo đức theohướng vừa tích cực vừa tiêu cực. Khoa học công nghệ và kinh tế ngày càng phát triển, đáp ứngđược rất nhiều nhu cầu của đời sống con người; nhưng chính nó cũng sẽ tạo ra những nguy cơ,phương tiện khiến nhân loại tàn hại lẫn nhau, một khi con người mất dần cái tính thiện của mình.Vì vậy, việc nghiên cứu và vận dụng học thuyết “tính thiện” trong triết học Mạnh Tử cũng như sựthể hiện của nó trong triết học Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục đạo đứccho con người Việt Nam hiện nay.1 . Học thuyết “tính thiện” trong triết học Mạnh TửMạnh Tử họ Mạnh tên Kha, tự là Tử Dư sinh năm (372 – 289 TCN), dòng Mạnh Tôn, ôngmồ côi cha lúc lên 3 tuổi, mẹ ông là bà Cừu Thị vì lo cho con đã phải dời nhà hai lần, đến gầntrường học. Từ nhỏ, Mạnh Tử đã được gia đình giáo dục theo lễ giáo phong kiến rất chặt chẽ. Lớnlên, ông theo học Tử Tư – cháu nội của Khổng Tử, nhờ đó hiểu rỏ hơn đạo lý của Khổng Tử, tàinăng của ông càng có điều kiện phát triển hơn, đặc biệt là tài hùng biện, ông đã trở thành một trongba đại nho thời Xuân Thu – Chiến Quốc.Là người có tài hùng biện, Mạnh Tử đã đi nhiều nước để truyền đạo nhằm bảo vệ và pháttriển tư tưởng của Khổng Tử trong lúc xã hội đương thời có nhiều học thuyết chống lại tư tưởngnày. Ông không được trọng dụng nên về quê dạy học. Cùng với các môn đệ của mình, Mạnh Tửghi chép lại những điều ông đã đàm luận với vua các nước chư hầu và bày tỏ thái độ của mình đốivới các học thuyết khác qua bộ “Mạnh Tử”.Tư tưởng của Mạnh Tử tập trung vào những vấn đề triết lý nhân sinh mà trọng tâm của nó làhọc thuyết về bản thể nhân tính của con người – thuyết “tính thiện”. Đây là vấn đề giữ then chốt1. ThS. Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵngkhông chỉ trong học thuyết của Mạnh Tử mà hầu như còn trong tất cả các học thuyết của các triếtgia Trung Quốc cổ đại. Khuynh hướng này bắt nguồn từ xã hội Trung Quốc loạn lạc và các nhà tưtưởng cho rằng không có một sự cải cách căn bản nào trong xã hội lại không bắt đầu từ sự thay đổibản tính con người. Thời Mạnh Tử, khi bàn về bản tính con người, có ba quan điểm chính: pháiCáo Tử cho rằng con người ta không thiện cũng không ác; phái khác cho rằng, tính người có thểthiện cũng có thể ác, tùy theo hoàn cảnh. Phái thứ ba lại khẳng định, tính khác nhau tùy theo người,có người bản tính thiện, có người bản tính ác.Bác bỏ tất cả những thuyết trên, Mạnh Tử cho rằng, bản tính con người là thiện. Còn nhưngười ta làm những điều bất thiện, chẳng qua là họ theo tư dục của mìuh, chứ không phải bản tínhcon người ta là như vậy. Mạnh Tử đưa ra căn cứ để giải thích: tính thiện của con người được biểuhiện ở bốn đức lớn: nhân, nghĩa, lễ, trí. Bốn đức lớn ấy bắt nguồn từ “tứ đoan”, bốn đầu mối củathiện: người ta ai cũng có lòng trắc ẩn (biết thương xót), lòng tu ố (biết thẹn, ghét), lòng từ nhượng(biết cung kính) và lòng thị phi ( biết phải trái ).Lòng thương xót là đầu mối của nhân, lòng thẹn, ghét là đầu mối của nghĩa, lòng cung kínhlà đầu mối của lễ, lòng thị phi là đầu mối của trí. Thiện đoan ấy là cái chất ( tài chất) vốn có củacon người.Bản tính của con người là thiện, theo Mạnh Tử còn vì tính là cái tính chung, cái bản chấtcủa một loài, đã là loài người thì người ta ai cũng đều có cái mầm thiện vốn có và ai cũng đều cócác quan năng do Trời phú cho mỗi người để nhận biết, phân biệt phải trái, tốt xấu như nhau. Vớitài chất và quan năng Thiên phú giống nhau đó, người ta ai cũng có thể trở thành thánh nhân.Bản tính thiện của con người ta đều bắt nguồn từ “tâm” của mỗi con người. Tâm là cái chủthể trong tinh thần, là cái thần linh Trời phú cho ta, là cơ quan để suy nghĩ, nhờ tâm mà ta phânbiệt mọi điều phải trái, thiện ác … đủ để ứng đối với vạn vật, vạn sự, cho nên còn gọi là “lươngtâm”. Đó là cái tự ta biết, Trời sinh ra đã có, cái biết “tiên thiên” hay còn gọi là “sinh tri”.Vì tâm là cơ quan chủ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Học thuyết tính thiện Tư tưởng Hồ Chí Minh Giáo dục đạo đức Học thuyết tính thiện trong triết học Mạnh Tử Thuyết tính thiện trong triết học Hồ Chí Minh Công tác giáo dục đạo đức cho con ngườiTài liệu liên quan:
-
40 trang 453 0 0
-
Vận dụng phạm trù thiện ác vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 trang 337 1 0 -
Giáo trình Chính trị (Trình độ: Trung cấp nghề) - Trường Trung cấp nghề Củ Chi
84 trang 303 1 0 -
20 trang 300 0 0
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2019)
144 trang 272 7 0 -
128 trang 258 0 0
-
34 trang 256 0 0
-
64 trang 251 0 0
-
101 trang 210 0 0
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phần 2 (năm 2010)
129 trang 204 0 0