Hội chứng chuyển hóa
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 226.49 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Là hội chứng bao gồm một nhóm các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp trong các bệnh “có tính chất chuyển hóa”- nhất là nhóm bệnh Nội tiết -Tim mạch.
Số người mắc hội chứng chuyển hóa hiện khá cao: theo tiêu chuẩn của WHO thì nam giới ở lứa tuổi nhỏ hơn 40 là 11,0%; ở lứa tuổi 40 - 45 là 16,0%, ở lứa tuổi lớn hơn 55 là 23,0%.
Những đặc điểm chính của hội chứng chuyển hóa Rất phức tạp, vì vừa bao gồm các yếu tố đan xen có liên quan tới nhau như: béo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội chứng chuyển hóa Hội chứng chuyển hóa Là hội chứng bao gồm một nhóm các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp trong các bệnh “có tính chất chuyển hóa”- nhất là nhóm bệnh Nội tiết -Tim mạch. Số người mắc hội chứng chuyển hóa hiện khá cao: theo tiêu chuẩn của WHO thì nam giới ở lứa tuổi nhỏ hơn 40 là 11,0%; ở lứa tuổi 40 - 45 là 16,0%, ở lứa tuổi lớn hơn 55 là 23,0%. Những đặc điểm chính của hội chứng chuyển hóa Rất phức tạp, vì vừa bao gồm các yếu tố đan xen có liên quan tới nhau như: béo phì và rối loạn hoạt động của mô mỡ, tình trạng kháng insulin lại vừa có những yếu tố độc lập như: bệnh lý phân tử ở gen, bệnh lý mạch máu, bệnh có nguồn gốc miễn dịch. Sự phối hợp của các yếu tố như tuổi, tình trạng dễ viêm nhiễm sự thay đổi nồng độ hormon ... đều ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh. Béo phì và sự phân bố mỡ bất thường của cơ thể Trong các thể loại béo phì, thể béo bụng có liên quan với hội chứng chuyển hóa chặt chẽ hơn cả. Các mô mỡ dư thừa là nguồn phóng thích vào hệ tuần hoàn các acid béo không este hóa. Các yếu tố này đã làm tăng đề kháng insulin, tăng khả năng gây viêm của lớp tế bào nội mô mạch máu, tạo thuận lợi cho mảng xơ vữa hình thành và phát triển. Kháng insulin Kháng insulin cùng với chuỗi chuyển hóa của nó gồm tăng glucose máu, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp. Đây đều là những nguy cơ tiềm tàng; đặc biệt với các bệnh lý tim mạch, bệnh mạch máu ngoại vi gây tỷ lệ tử vong cao. Kháng insulin tăng song hành với tỷ lệ mỡ của cơ thể. Đa số những người có BMI lớn hơn hoặc bằng 30kg/m2 đều có tăng insulin máu sau ăn; đều có giảm độ nhạy cảm với insulin ở mô đích. Với một số quốc gia châu Á, đặc biệt ở Việt Nam, kháng insulin đã xảy ra ngay ở những người có chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 25kg/m2, thậm chí có khi còn thấp hơn (BMI lớn hơn hoặc bằng 23). Kháng insulin cũng làm tăng nồng độ insulin (và proinsulin) trong máu; gây hậu quả làm tăng lượng PAI - 1, làm quá trình tiêu fibrin bị rối loạn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổn thương mạch máu dễ dàng hơn. Kháng sinh insulin thúc đẩy nhanh sự tăng tạo ra các LDL - C, các triglycycerid làm tăng các sản phẩm tạo glucose ở gan; hình thành và thúc đẩy quá trình kháng insulin ở gan. Cuối cùng cũng chính insulin bằng nhiều cơ chế khác nhau đã góp phần làm tăng huyết áp. Nhiều chuyên gia cho rằng kháng insulin là yếu tố chính, yếu tố cốt lõi của hội chứng chuyển hóa. Người bệnh có kháng insulin lâu ngày sẽ gây ra hậu quả làm rối loạn dung nạp glucose, tức là đã đẩy mức yếu tố nguy cơ với bệnh lý mạch vành từ “nhẹ” lên “rất nặng”, lúc này chính bản thân việc tăng glucose máu lại đã là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh lý mạch vành. Các yếu tố độc lập khác nhau trong hội chứng chuyển hóa Đó là: Các yếu tố về gen và môi trường...; Yếu tố về tuổi; Các yếu tố về sự thay đổi nội tiết; Tình trạng dễ viêm nhiễm. Về điều trị hội chứng chuyển hóa Điều trị béo phì và các rối loạn phân bố mỡ cơ thể: Mục đích của điều trị là làm giảm cân. Giảm cân nặng sẽ làm giảm nồng độ LDL - C và trigycerid, tăng nồng độ HDL - C; làm giảm huyết áp và điều hòa chuyển hóa glucose; làm giảm mức đề kháng insulin. Giảm cân còn cải thiện được tình trạng dễ viêm nhiễm của tế bào nội mô mạch máu, giảm nguy cơ tạo mảng xơ vữa. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy đây là biện pháp hữu hiệu nhất trong phòng chống bệnh đái tháo đường týp 2 ở nhóm người có yếu tố nguy cơ cao. Song điều khó khăn là việc duy trì việc giảm cân như thế nào vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Điều trị kháng insulin Việc giảm cân, tăng hoạt động thể lực là những yếu tố chính để cải thiện tình trạng kháng insulin. Về thuốc, cho đến nay nhóm metformin và glitazone là hai nhóm được xem là có khả năng làm tăng độ nhạy cảm của insulin. Dùng metformin điều trị dự phòng tiến tới mắc đái tháo đường cho những người có nguy cơ cao cho kết quả cũng rất khả quan. Gần đây nhiều ý kiến cho rằng nên chỉ định rộng rãi metformin cho những người có Hội chứng chuyển hóa. Liệu pháp điều trị khi xem hội chứng chuyển hóa là một yếu tố nguy cơ đặc biệt Rối loạn lipid máu gây xơ vữa mạch Nhóm thuốc statin được xem như có tác dụng làm giảm nồng độ LDL -C tốt nhất, thuốc còn làm giảm cả các apolipoprotein B. Gần đây những nghiên cứu về fibrat cũng đang được tiến hành ở những người có rối loạn lipid máu - vữa xơ động mạch, có hội chứng chuyển hóa. Một vài nghiên cứu cho rằng kết hợp 2 nhóm thuốc này sẽ có lợi hơn, nhưng người ta vẫn lo ngại những tác dụng không mong muốn. Đặt biệt là những độc hại với gan có thể xảy ra khi kết hợp hai nhóm thuốc này trong điều trị. Điều trị tăng huyết áp. Trong hội chứng chuyển hóa phần lớn tình trạng tăng huyết áp sẽ được cải thiện khi dùng các biện pháp thay đổi lối sống. Trong trư ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội chứng chuyển hóa Hội chứng chuyển hóa Là hội chứng bao gồm một nhóm các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp trong các bệnh “có tính chất chuyển hóa”- nhất là nhóm bệnh Nội tiết -Tim mạch. Số người mắc hội chứng chuyển hóa hiện khá cao: theo tiêu chuẩn của WHO thì nam giới ở lứa tuổi nhỏ hơn 40 là 11,0%; ở lứa tuổi 40 - 45 là 16,0%, ở lứa tuổi lớn hơn 55 là 23,0%. Những đặc điểm chính của hội chứng chuyển hóa Rất phức tạp, vì vừa bao gồm các yếu tố đan xen có liên quan tới nhau như: béo phì và rối loạn hoạt động của mô mỡ, tình trạng kháng insulin lại vừa có những yếu tố độc lập như: bệnh lý phân tử ở gen, bệnh lý mạch máu, bệnh có nguồn gốc miễn dịch. Sự phối hợp của các yếu tố như tuổi, tình trạng dễ viêm nhiễm sự thay đổi nồng độ hormon ... đều ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh. Béo phì và sự phân bố mỡ bất thường của cơ thể Trong các thể loại béo phì, thể béo bụng có liên quan với hội chứng chuyển hóa chặt chẽ hơn cả. Các mô mỡ dư thừa là nguồn phóng thích vào hệ tuần hoàn các acid béo không este hóa. Các yếu tố này đã làm tăng đề kháng insulin, tăng khả năng gây viêm của lớp tế bào nội mô mạch máu, tạo thuận lợi cho mảng xơ vữa hình thành và phát triển. Kháng insulin Kháng insulin cùng với chuỗi chuyển hóa của nó gồm tăng glucose máu, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp. Đây đều là những nguy cơ tiềm tàng; đặc biệt với các bệnh lý tim mạch, bệnh mạch máu ngoại vi gây tỷ lệ tử vong cao. Kháng insulin tăng song hành với tỷ lệ mỡ của cơ thể. Đa số những người có BMI lớn hơn hoặc bằng 30kg/m2 đều có tăng insulin máu sau ăn; đều có giảm độ nhạy cảm với insulin ở mô đích. Với một số quốc gia châu Á, đặc biệt ở Việt Nam, kháng insulin đã xảy ra ngay ở những người có chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 25kg/m2, thậm chí có khi còn thấp hơn (BMI lớn hơn hoặc bằng 23). Kháng insulin cũng làm tăng nồng độ insulin (và proinsulin) trong máu; gây hậu quả làm tăng lượng PAI - 1, làm quá trình tiêu fibrin bị rối loạn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổn thương mạch máu dễ dàng hơn. Kháng sinh insulin thúc đẩy nhanh sự tăng tạo ra các LDL - C, các triglycycerid làm tăng các sản phẩm tạo glucose ở gan; hình thành và thúc đẩy quá trình kháng insulin ở gan. Cuối cùng cũng chính insulin bằng nhiều cơ chế khác nhau đã góp phần làm tăng huyết áp. Nhiều chuyên gia cho rằng kháng insulin là yếu tố chính, yếu tố cốt lõi của hội chứng chuyển hóa. Người bệnh có kháng insulin lâu ngày sẽ gây ra hậu quả làm rối loạn dung nạp glucose, tức là đã đẩy mức yếu tố nguy cơ với bệnh lý mạch vành từ “nhẹ” lên “rất nặng”, lúc này chính bản thân việc tăng glucose máu lại đã là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh lý mạch vành. Các yếu tố độc lập khác nhau trong hội chứng chuyển hóa Đó là: Các yếu tố về gen và môi trường...; Yếu tố về tuổi; Các yếu tố về sự thay đổi nội tiết; Tình trạng dễ viêm nhiễm. Về điều trị hội chứng chuyển hóa Điều trị béo phì và các rối loạn phân bố mỡ cơ thể: Mục đích của điều trị là làm giảm cân. Giảm cân nặng sẽ làm giảm nồng độ LDL - C và trigycerid, tăng nồng độ HDL - C; làm giảm huyết áp và điều hòa chuyển hóa glucose; làm giảm mức đề kháng insulin. Giảm cân còn cải thiện được tình trạng dễ viêm nhiễm của tế bào nội mô mạch máu, giảm nguy cơ tạo mảng xơ vữa. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy đây là biện pháp hữu hiệu nhất trong phòng chống bệnh đái tháo đường týp 2 ở nhóm người có yếu tố nguy cơ cao. Song điều khó khăn là việc duy trì việc giảm cân như thế nào vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Điều trị kháng insulin Việc giảm cân, tăng hoạt động thể lực là những yếu tố chính để cải thiện tình trạng kháng insulin. Về thuốc, cho đến nay nhóm metformin và glitazone là hai nhóm được xem là có khả năng làm tăng độ nhạy cảm của insulin. Dùng metformin điều trị dự phòng tiến tới mắc đái tháo đường cho những người có nguy cơ cao cho kết quả cũng rất khả quan. Gần đây nhiều ý kiến cho rằng nên chỉ định rộng rãi metformin cho những người có Hội chứng chuyển hóa. Liệu pháp điều trị khi xem hội chứng chuyển hóa là một yếu tố nguy cơ đặc biệt Rối loạn lipid máu gây xơ vữa mạch Nhóm thuốc statin được xem như có tác dụng làm giảm nồng độ LDL -C tốt nhất, thuốc còn làm giảm cả các apolipoprotein B. Gần đây những nghiên cứu về fibrat cũng đang được tiến hành ở những người có rối loạn lipid máu - vữa xơ động mạch, có hội chứng chuyển hóa. Một vài nghiên cứu cho rằng kết hợp 2 nhóm thuốc này sẽ có lợi hơn, nhưng người ta vẫn lo ngại những tác dụng không mong muốn. Đặt biệt là những độc hại với gan có thể xảy ra khi kết hợp hai nhóm thuốc này trong điều trị. Điều trị tăng huyết áp. Trong hội chứng chuyển hóa phần lớn tình trạng tăng huyết áp sẽ được cải thiện khi dùng các biện pháp thay đổi lối sống. Trong trư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh y tế sức khỏe bệnh thường gặp bệnh ở người trị bệnh có bệnh y học Hội chứng chuyển hóaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 224 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 179 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 174 0 0 -
CHẨN ĐOÁN XQUANG GAN VÀ ĐƯỜNG MẬT
11 trang 171 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 145 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 104 0 0 -
4 trang 82 0 0
-
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 75 1 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 74 0 0 -
9 trang 72 0 0