Triệu chứng lâm sàng: - Đau đầu do tăng áp lực trong hố yên.- Nếu khối u lấn ra ngoài hố yên có thể có các biểu hiện như xuất huyết màng não, các triệu chứng thần kinh hoặc mắt. - Nếu bệnh nhân ở tuổi vị thành niên sẽ dậy thì muộn, vô kinh.- Ở phụ nữ: mất kinh và chảy sữa, vô sinh thứ phát. Chảy sữa thường xảy ra nếu trước đó đã có vú to, đôi khi vô sinh thứ phát.- Ở nam giới: bất lực trong hoạt động tình dục. 2.2.3. Cận lâm sàng.+...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội chứng cường chức năng tuyến yên (Kỳ 3) Hội chứng cường chức năng tuyến yên (Kỳ 3) 2.2.2. Triệu chứng lâm sàng: - Đau đầu do tăng áp lực trong hố yên. - Nếu khối u lấn ra ngoài hố yên có thể có các biểu hiện như xuất huyếtmàng não, các triệu chứng thần kinh hoặc mắt. - Nếu bệnh nhân ở tuổi vị thành niên sẽ dậy thì muộn, vô kinh. - Ở phụ nữ: mất kinh và chảy sữa, vô sinh thứ phát. Chảy sữa thường xảy ranếu trước đó đã có vú to, đôi khi vô sinh thứ phát. - Ở nam giới: bất lực trong hoạt động tình dục. 2.2.3. Cận lâm sàng. + Nồng độ PRF: thường tăng > 20ng/ml lúc đói, có khi > 100ng/ml. + Nồng độ prolactin rất cao (chỉ số bình thường ở phụ nữ < 20 mg/l; ở namgiới < 15 mg/l). Nếu prolactin ³ 300mg/l thường do prolactinoma, nếu > 150mg/l ở bệnhnhân không có thai thường là do adenoma tuyến yên. + Chụp cắt lớp điện toán hoặc cộng hưởng từ vùng dưới đồi-tuyến yên cóthể phát hiện được khối u. Nếu chụp không thấy có khối u thì thường là tăngprolactin vô căn. 2.3. Tăng tiết GH - Acromegaly: 2.3.1. Định nghĩa: Acromegaly là bệnh mãn tính, thường xảy ra ở tuổi trung niên do tiết quánhiều và trong thời gian dài hormon tăng trưởng (GH) gây nên phát triển quá mứccủa xương, tổ chức liên kết và các cơ quan nội tạng. 2.3.2. Nguyên nhân. - Tại tuyến yên: . Adenoma tế bào ái toan hoặc kết hợp với tế bào không bắt màu. . Cường sản tế bào ái toan. - Ngoài tuyến yên. . Tổn thương vùng dưới đồi do u, viêm. . Chấn thương. 2.3.3. Lâm sàng: Bao gồm các triệu chứng do tăng tiết GH tác động lên tất cả các cơ quan, tổchức và các triệu chứng do khối u chèn ép. + Triệu chứng chủ quan. - Đau đầu thoáng qua hoặc thường xuyên, gặp ở 80% các trường hợp. - Đau xương-khớp. - Mệt mỏi, rối loạn thị giác, hẹp thị trường, nhìn đôi, ù tai, chóng mặt, tăngcân, tăng tiết mồ hôi. - Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. + Triệu chứng khách quan. - Bộ mặt thay đổi: xương to phát triển không đều; xương gò má, hàm dưới,trán to và nhô ra làm hố mắt sâu, tai và lưỡi to. - Da dày, nhiều nếp nhăn, có thể xạm da, da ẩm nhớt; tóc cứng, mọc nhiềulông, giai đoạn sau tóc rụng nhiều. - Giai đoạn đầu cơ phì đại, tăng trương lực về sau teo, thoái hoá. - Các xương sống, xương sườn, xương chân, tay phát triển mạnh, to và dàira, biến dạng. - Các tạng (như tim, gan, thận, tuyến giáp, tuyến cận giáp) đều to hơn bìnhthường. - Ở phụ nữ có thể chảy sữa bệnh lý; ở nam: vú to, bất lực. 2.3.4. Cận lâm sàng: - Xét nghiệm sinh hoá: rối loạn dung nạp đường gặp ở 50% trong số cáctrường hợp, đái tháo đường gặp 10% do GH có tác dụng chống lại tiết insulin, dễcó hiện tượng kháng insulin; Ca++ huyết bình thường nhưng canxi niệu tăng, có thểtăng phospho huyết tương. - Định lượng hormon: Bình thường, nồng độ GH < 8ng/ml (8mg/l). Trong bệnh to đầu chi, nồngđộ GH tăng > 10ng/ml, có khi đến 200 - 300ng/ml lúc đói vào buổi sáng, mất nhịptiết trong 24 giờ: GH không tăng vào đầu giấc ngủ như bình thường. Phần lớn tác dụng tăng trưởng của GH qua yếu tố tăng trưởng giống insulin(insulin like growth factor 1 - IGF 1 hay somatomedin C). Vì sự tiết GH theo từnggiai đoạn và thời gian bán hủy của GH ngắn, nên định lượng IGF-1 rất có giá trịtrong chẩn đoán bệnh to đầu chi. Bình thường IGF-1 = 10 - 50 nmol/l. Cáchormon khác: ACTH, TSH, PRF, hormon sinh dục có thể tăng. - X quang: hố yên và xoang trán rộng, dày màng xương, thưa xương, gùvẹo cột sống, gai xương.