Các bệnh thường có hạch to.4.1. Hạch viêm cấp do nhiễm trùng lân cận: + Nhiễm trùng vùng da đầu: thường có hạch to vùng chẩm.+ Viêm họng, amydal, răng miệng: hạch to vùng dưới hàm, dưới cằm. Chú ý: hạch ở vùng này cần phân biệt với viêm tuyến nước bọt, bướu giáp lạc chỗ... + Nhọt hoặc viêm cấp vùng bàn chân, cẳng chân, đùi: hạch to ở bẹn+ Nhọt hoặc viêm cấp vùng bàn tay, cẳng, cánh tay hoặc vùng ngực: hạch sưng ở vùng nách. Nói chung hạch viêm cấp thường đau, đau tăng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội chứng hạch to (Kỳ 3) Hội chứng hạch to (Kỳ 3) 4. Các bệnh thường có hạch to. 4.1. Hạch viêm cấp do nhiễm trùng lân cận: + Nhiễm trùng vùng da đầu: thường có hạch to vùng chẩm. + Viêm họng, amydal, răng miệng: hạch to vùng dưới hàm, dưới cằm. Chú ý: hạch ở vùng này cần phân biệt với viêm tuyến nước bọt, bướu giáplạc chỗ... + Nhọt hoặc viêm cấp vùng bàn chân, cẳng chân, đùi: hạch to ở bẹn + Nhọt hoặc viêm cấp vùng bàn tay, cẳng, cánh tay hoặc vùng ngực: hạchsưng ở vùng nách. Nói chung hạch viêm cấp thường đau, đau tăng khi sờ nắn, mềm, di động đ-ược, vùng da phủ trên hạch hồng đỏ, nóng; có khi sờ mềm nhũn do hoá mủ. 4.2. Hạch viêm cấp trong một số bệnh truyền nhiễm: + Bạch hầu: hạch sưng to ngay từ khi mới phát bệnh, chủ yếu hạch dướihàm, chắc, đau, kém di động, da không nóng đỏ nhưng thường nề tổ chức dưới daở những trường hợp nặng. + Sởi: có thể hạch to toàn thân . + Dịch hạch thể hạch: hạch khu trú chủ yếu ở bẹn, rất đau, sưng to nhanh,chắc, kém di động vì viêm quanh hạch, da phủ ngoài nóng đỏ. Hạch có thể hoá mủtrở thành mềm nhũn, loét vỡ chảy mủ ra ngoài. + Xoắn khuẩn lepto: hạch sưng đau ngay từ khi phát bệnh, chắc, dễ diđộng. + Tăng bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm: thường có hạch to ở sau tai,không đau, kèm theo sốt và viêm họng. Hạch to đơn thuần không có sốt thường dotoxoplasma gondii, hạch to kèm theo sốt và viêm họng thường do EBV. 4.3. Hạch to trong bệnh hoa liễu: - Giang mai (thời kỳ I): hạch thường có to ở bẹn, chắc, không đau, khôngmưng mủ, có chance giang mai. Chọc hạch soi với kính hiển vi nền đen có thểthấy xoắn trùng giang mai. + Hạ cam: hạch xuất hiện sau 2 - 3 tuần ở vùng bẹn có chance, nóng, sờlùng nhùng (mủ), đau. Hạch dễ vỡ gây loét. Có thể tìm được trực khuẩn Ducreyi. + Nicolas - Favre: hạch vùng bẹn, lúc đầu ít, sau phát triển nhiều cả haibên, viêm tổ chức xung quanh hạch, các hạch dính vào nhau thành từng mảngcứng, giai đoạn muộn hơn hạch sẽ hoá mủ và dò mủ ra ngoài thành từng lỗ trôngnhư hương sen. 4.4. Hạch lao: Hạch lao thường ở hai bên cổ, sau cơ ức- đòn- chũm, cũng có thể ở nhữngnơi khác. Hạch lao thường bố trí thành từng chuỗi to nhỏ không đều nhau, cókhuynh hướng dính vào tổ chức xung quanh do viêm quanh hạch. Hạch khôngđau... mật độ hạch thường không đồng đều (cái mềm, cái chắc, cái rắn, cái nhũn).Chọc hạch hoặc sinh thiết hạch thấy tổ chức bã đậu, tế bào dạng biểu mô, tế bàoLanghangs, nang lao. 4.5. Hạch ác tính: + Hạch của bệnh Hodgkin: thường lúc đầu xuất hiện ở vùng cổ, thượngđòn (trái nhiều hơn phải) sau lan ra toàn thân. Hạch chắc di động, có khi dính vàonhau thành chùm, đôi khi hạch xuất hiện sau to hơn hạch xuất hiện trước. Hạchphát triển thành từng đợt thường kèm theo các triệu chứng toàn thân như: sốt, mồhôi trộm, gầy sút cân, ngứa... + Hạch của bệnh non-Hodgkin lymphoma (NHL): vị trí xuất hiện hạch lúcđầu có thể bất cứ nơi nào: cổ, nách, bẹn hay hạch ở trong ổ bụng, mật độ rắn chắc.Hạch xuất hiện và to dần không thành đợt, hay xâm lấn chèn ép gây đau. + Hạch di căn K: hạch di căn từ ung thư tạng nào thường nằm trên đườngdẫn lưu bạch huyết của tạng đó, thí dụ : hạch thượng đòn trái của K dạ dày; hạchgóc trong hố thượng đòn của K phế quản, hạch cạnh xương chũm thường là di căncủa K vòm họng; hạch nách của di căn K vú ... Tính chất chung của hạch di cănung thư là rắn chắc và thường dính chặt vào tổ chức xung quanh. + Hạch trong bệnh bạch cầu: thường có ở nhiều nơi trong cơ thể, chắc, didộng dễ dàng, không đau. Triệu chứng hạch to thường đi kèm với gan lách to, đauxương khớp, thiếu máu và nhiễm khuẩn. Chẩn đoán quyết định dựa vào huyết đồvà tủy đồ... Tóm lại: hạch to là một triệu chứng thường gặp trong lâm sàng, cần phảithăm khám kỹ lưỡng và áp dụng các biện pháp cận lâm sàng cần thiết theo định h-ướng của lâm sàng để chẩn đoán đúng nguyên nhân thì điều trị mới có hiệu quả. Nói chung hạch lành tính thường gặp ở trẻ em, tuổi trẻ, thường là do nhiễmvi khuẩn, vi rus cấp hoặc mãn tính, đặc hiệu hay không đặc hiệu, hạch thườngmềm hoặc chắc, kích thước nhỏ, thường chỉ có ở ngoại vi ít có ở sâu, hạch pháttriển chậm và dấu hiệu toàn thân ít. Hạch ác tính thường gặp ở người già, trungniên, có thể có ở tuổi trẻ. Hạch thường rắn hoặc chắc, kém di động, đau do xâmlấn, hay có hạch ở sâu, phát triển nhanh, cơ thể suy sụp. ...