1. Mở đầu. Hộp sọ là một cấu trúc cứng có một thể tích hữu hạn và hằng định, trong hộp sọ có tổ chức não, máu và dịch não tủy, các thành phần này có vai trò trong việc tạo nên áp lực nội sọ. Các quá trình bệnh lý gây tăng thể tích các thành phần kể trên đều gây nên tăng áp lực nội sọ (TALNS). 2. Lâm sàng tăng áp lực nội sọ. + Đau đầu: là triệu chứng quan trọng. Tính chất đau như vỡ đầu, thường đau tăng lúc nửa đêm và sáng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội chứng tăng áp lực nội sọ Hội chứng tăng áp lực nội sọ 1. Mở đầu. Hộp sọ là một cấu trúc cứng có một thể tích hữu hạn và hằng định,trong hộp sọ có tổ chức não, máu và dịch não tủy, các thành phần này có vai tròtrong việc tạo nên áp lực nội sọ. Các quá trình bệnh lý gây tăng thể tích các thànhphần kể trên đều gây nên tăng áp lực nội sọ (TALNS). 2. Lâm sàng tăng áp lực nội sọ. + Đau đầu: là triệu chứng quan trọng. Tính chất đau như vỡ đầu, thườngđau tăng lúc nửa đêm và sáng sớm. Khu trú của đau thường ở vùng trán, mắt.Triệu chứng đau đầu không có giá trị chẩn đoán định khu. + Buồn nôn, nôn: thường nôn vào buổi sáng, nôn dễ dàng, nôn vọt và nônkhi đói. + Phù nề gai thị thần kinh: hầu hết bệnh nhân TALNS có phù nề gai thị, tuynhiên phù gai không phải là triệu chứng sớm của TALNS. Có thể nói rằng phù gailà triệu chứng đến sau và thuyên giảm sau. Nếu TALNS mức độ nặng nề và tồntại lâu có thể gây giảm hoặc mất thị lực và teo gai thị thứ phát. + Các triệu chứng khác: - Các triệu chứng về mắt: rối loạn vận nhãn do tổn thương các dây thầnkinh sọ não III, IV,VI một hoặc hai bên. Thường gặp tổn thương dây VI, sau đó làdây III, ít khi gặp tổn thương dây IV đơn độc, lồi mắt hay gặp ở trẻ em, rối loạn thịlực, thị trường. Khối choán chỗ trên lều - Tổn thương các dây thần kinh sọ não khác: dây I, V, VII, VIII và dây XIcó thể bị tổn thương kèm theo. - Rối loạn ý thức: ý thức có thể rối loạn ở các mức độ khác nhau. Có thểbệnh nhân ngủ nhiều nhưng khi gọi bệnh nhân luôn tỉnh và đáp ứng đúng, tính tìnhthay đổi. TALNS nặng nề sẽ gây hôn mê. - Rối loạn các chức năng sống: Lều tiểu não . Rối loạn nhịp thở: với bệnh nhân còn tỉnh táo thì thường ngáp nhiều. Cáctrường hợp nặng nề có thể thấy các kiểu rối loạn nhịp thở do tổn thương trung khuhô hấp ở cầu - hành não. Thường gặp là các kiểu thở sau: thở máy hay thởKussmaul), thở Cheyne – Stockes, thở Biot, thở thất điều (ataxic) và thở ngáp(gasping). Ngoài ra người ta còn thấy khoảng 30% số bệnh nhân TALNS có phùphổi do thần kinh. + Rối loạn tim mạch do tổn thương ngoại vi, thân não, đồi thị, vỏ não. Tănghuyết áp trong giai đoạn đầu của TALNS, nếu TALNS lâu ngày thì huyết áp tốithiểu sẽ giảm trước sau đó là giảm huyết áp tối đa, mạch chậm. - Rối loạn thân nhiệt: khi u nằm gần đồi thị hoặc làm thay đổi não thất IVsẽ gây dao động thân nhiệt, đó là những biểu hiện TALNS đã ở giai đoạn mất bù,xu hướng diễn biến xấu với tiên lựơng gần là trụy hô hấp và trụy tim mạch. Thânnhiệt cao tăng nhanh hoặc hạ thân nhiệt xuống dưới 340 là những dấu hiệu nguyhiểm cho biết tổn thương rất ít có khả năng phục hồi. - Rối loạn chức năng tiêu hoá: nôn, tắc ruột, bí, đau bụng. - Rối loạn chức năng bàng quang: đây có thể là triệu chứng tổn thương thầnkinh khu trú khi có u vùng cạnh trung tâm, u vùng trán. Tuy nhiên TALNS cũngcó thể gây rối loạn cơ vòng. 3. Biến chứng cuả tăng áp lực nội sọ. + Biến chứng chuyển dịch tổ chức não biểu hiện là thoát vị não (cerebralherniations), thường gặp các dạng thoát vị não sau: - Thoát vị hồi lưỡi (cingulate herniation) vào bể liên bán cầu. - Thoát vị qua lều hay thoát vị trung tâm (tentorial or central herniation). - Thoát vị hồi móc qua góc trên của lều tiểu não (uncal herniation). - Thoát vị hạnh nhân tiểu não vào lỗ chẩm (cerebellar tonsillarherniation). - Biến chứng xoắn vặn thân não gây tổn thương thứ phát và những triệuchứng nặng nề trên lâm sàng, đe dọa tử vong. 4. Nguyên nhân của tăng áp lực nội sọ. + Tổn thương lan toả trong khoang sọ - ống sống: ổ máu tụ, tân sản, áp xe,và phù não. Hiếm khi thấy TALNS do tăng sinh DNT. + Trạng thái động kinh hoặc thiếu oxy kéo dài (gây phù não). Não thất bên + Bệnh não do chuyển hoá: bệnh gan, bệnh thận, hội chứng Rey hội chứnggiả u não (pseudotumor cerebri hay tăng áp lực nội sọ lành tính), các bệnh nội tiết. + Nhiễm khuẩn trung ương thần kinh: viêm màng não, viêm não có thể gâyphù não nặng nề và làm tăng áp lực nội sọ. + Các tổn thương gây tắc đường DNT từ não thất tới khoang dưới nhện . 5. Điều trị tăng áp lực nội sọ. Biện pháp tức thì: bất động bệnh nhân. + Điều trị nguyên nhân: Nhằm mục đích loại bỏ nguyên nhân gây TALNS như phẫu thuật cắt bỏ u,điều trị u bằng quang tuyến, dùng các thuốc phá hủy tổ chức tân sản, phẫu thuậtlấy ổ máu tụ... + Các biện pháp tạm thời nhằm điều trị triệu chứng: - Tác động vào hệ dịch não tủy: Làm giảm áp lực nội sọ thông qua con đường giảm thể tích dịch não tủytrong các não thất như đặt dẫn lưu não thất – bể lớn hoặc não thất – ổ bụng. - Tác động vào tuần hoàn máu trong nội sọ - Tác động vào tổ chức não làm giảm thể tích thông qu ...