Sắt huyết thanh: Bình thường: Nam: 15 - 27 mcmol/l. Nữ : 11 - 22 mcmol/l. Sắt huyết thanh giảm trong thiếu máu nhược sắc do thiếu sắt, tăng trong thiếu máu do huyết tán, suy tủy, rối loạn chuyển hoá sắt ... + Nghiệm pháp Coombs (Coombs HC): để phát hiện kháng thể không hoàn toàn kháng HC. Coombs trực tiếp phát hiện kháng thể đã bám vào HC, Coombs gián tiếp phát hiện kháng thể còn tự do trong huyết thanh. Nghiệm pháp Coombs dương tính rõ trong thiếu máu huyết tán tự miễn. 3.2. Tủy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội chứng thiếu máu (Kỳ 3) Hội chứng thiếu máu (Kỳ 3) + Sắt huyết thanh: Bình thường: Nam: 15 - 27 mcmol/l. Nữ : 11 - 22 mcmol/l. Sắt huyết thanh giảm trong thiếu máu nhược sắc do thiếu sắt, tăng trongthiếu máu do huyết tán, suy tủy, rối loạn chuyển hoá sắt ... + Nghiệm pháp Coombs (Coombs HC): để phát hiện kháng thể không hoàntoàn kháng HC. Coombs trực tiếp phát hiện kháng thể đã bám vào HC, Coombsgián tiếp phát hiện kháng thể còn tự do trong huyết thanh. Nghiệm pháp Coombs dương tính rõ trong thiếu máu huyết tán tự miễn. 3.2. Tủy đồ: + Chỉ định chọc tủy: - Các thiếu máu không thấy nguyên nhân cụ thể. - Thiếu máu dai dẳng khó hồi phục. - Các trạng thái giảm BC, tăng BC không do nguyên nhân vi khuẩn hoặcvirus. - Các bệnh máu ác tính, hạch ác tính, các trạng thái rối loạn globulin máu(paraprotein), một số trường hợp ung thư... - Xuất huyết do giảm tiểu cầu. + Chống chỉ định: Tuyệt đối: không có. Tương đối: các trạng thái đe doạ chảy máu nặng, suy tim nặng, quá sợ hãi... - Tủy đồ bình thường ở người Việt Nam: Trong mọi trường hợp thiếu máu, xét nghiệm tủy đồ là rất cần thiết để tìmhiểu nguyên gây thiếu máu và đánh giá khả năng phục hồi trong và sau điều trị(xem phần tủy đồ bình thường trong phần: một số xét nghiệm huyết học sử dụngtrong lâm sàng). 4. Phân loại thiếu máu. * Có rất nhiều cách phân loại thiếu máu như: + Phân loại theo tính chất tiến triển: thiếu máu cấp tính, thiếu máu mạntính. + Theo kích thước HC: thiếu máu HC to, nhỏ, trung bình. + Theo tính chất thiếu máu: ta có: thiếu máu nhược sắc, đẳng sắc, ưu sắc)... Tuy nhiên cách phân loại như trên là đơn giản, dễ ứng dụng trong lâm sàngnhưng không đầy đủ. * Cách phân loại khoa học và đầy đủ hơn cả là phân loại theo nguyên nhânvà cơ chế bệnh sinh. Theo cách này người ta chia thiếu máu làm 4 loại sau: + Thiếu máu do chảy máu: - Cấp tính: sau chấn thương, chảy máu dạ dày- tá tràng... - Mạn tính: do giun móc, trĩ chảy máu... + Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu: Các chất cần thiết cho tạo máu hay bị thiếu thường là: sắt, vitamin B12, acidfolic, vitamin C, protein, nội tiết... thường hay gặp nhất là thiếu máu dinh dưỡng. + Thiếu máu do rối loạn tạo máu: - Suy nhược tủy xương. - Loạn sản tủy xương . - Tủy xương bị lấn át, chèn ép do các tổ chức ác tính hoặc di căn ung thưvào tủy xương. + Thiếu máu do huyết tán: - Nguyên nhân tại HC: như bất thường cấu trúc màng HC (bệnh HC hìnhbi...), thiếu hụt men (G6PD...), rối loạn HST (thalasemie, bệnh HC hình lưỡiliềm..). - Nguyên nhân ngoài HC : như miễn dịch, nhiễm độc, nhiễm trùng, bỏng... * Người ta cũng có thể chia thiếu máu làm 3 loại : + Do chảy máu + Do rối loạn tạo HC: - Do thiếu yếu tố tạo hoặc. - Do rối loạn tạo HC ở tủy xương. + Do huyết tán. 5. Những điểm cần lưu ý khi hỏi và khám bệnh nhân có thiếu máu. Thiếu máu là một hội chứng gặp nhiều trong các bệnh lý nội khoa, ngoạikhoa, sản khoa và chuyên khoa, vì nguyên nhân thiếu máu là rất đa dạng khôngchỉ gặp trong bệnh lý của máu và cơ quan tạo máu, bởi vậy khi hỏi và khám bệnhnhân bị thiếu máu cần lưu ý mấy điểm sau đây: * Hỏi bệnh: + Nghề nghiệp bệnh nhân: làm ruộng? (dùng phân tươi dễ bị nhiễm giunmóc); tiếp xúc các yếu tố độc hại như: benzen, chì, các bức xạ ion hoá (tia X,gama)... + Chế độ ăn uống. + Những hoá chất, thuốc đã sử dụng?: clorocid, các thuốc chống ung thư... + Gia đình có ai mắc bệnh tương tự hay không? + Các bệnh lý đã mắc: bệnh thận, các bệnh gây tình trạng chảy máu, dạdày- tá tràng, các bệnh phụ khoa... * Khám bệnh cần lưu ý: Khám một cách toàn diện có hệ thống đối với tất cả các cơ quan, nhưng đặcbiệt lưu ý tới: + Cơ quan tạo máu. + Gan, lách (hay gặp thiếu máu do cường lách hoặc huyết tán). + Bệnh lý của thận. + Bệnh lý dạ dày- tá tràng (liên quan đến tình trạng chảy máu). + Bệnh lý phụ khoa (liên quan đến tình trạng mất máu do kinh nguyệt kéodài)... Tóm lại: hội chứng thiếu máu bao gồm nhiều triệu chứng lâm sàng chủ yếudo thiếu oxy tổ chức gây nên. Muốn điều trị khỏi thiếu máu phải xác định được cơchế và nguyên nhân của nó bằng nhiều thử nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng khácnhau từ đơn giản đến phức tạp. ...