Thông tin tài liệu:
Mục tiêu: 1. Nắm được dịnh nghĩa chóng mặt. Phân biệt chóng mặt với những trường hợp khác.2. Phân biệt hội chứng tiền đình trung ương và hội chứng tiền đình ngoại biên.3. Biết được các nguyên nhân thường gặp của hội chứng tiền đình ngoại biên và hội chứng tiền đình trung ương.Hội chứng tiền đình biểu hiện chủ yếu bằng triệu chứng chủ quan, đó là chóng mặt và đi kèm với những dấu hiệu lâm sàng trong đó thường gặp nhất là rung giật nhãn cầu (nystagmus).Đối với người bác sĩ lâm sàng cần phải phân biệt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH (Kỳ 1) HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH (Kỳ 1) BS LÊ TỰ PHƯƠNG THẢO MỤC TIÊU 1. Nắm được dịnh nghĩa chóng mặt. Phân biệt chóng mặt với những trườnghợp khác. 2. Phân biệt hội chứng tiền đình trung ương và hội chứng tiền đình ngoạibiên. 3. Biết được các nguyên nhân thường gặp của hội chứng tiền đình ngoạibiên và hội chứng tiền đình trung ương. Hội chứng tiền đình biểu hiện chủ yếu bằng triệu chứng chủ quan, đó làchóng mặt và đi kèm với những dấu hiệu lâm sàng trong đó thường gặp nhất làrung giật nhãn cầu (nystagmus). Đối với người bác sĩ lâm sàng cần phải phân biệt : 1. Chóng mặt thật sự: là cảm giác đồ vật xoay quanh bệnh nhân hoặc bệnh nhân xoay quanh đồ vật. Chóng mặt thật sự luôn luôn là một tổn thương tiền đình (trung ương hoặc ngoại biên) 2. Cảm giác chóng mặt: là cảm giác bị dịch chuyển trong không gian, tuy không rõ nét như chóng mặt thật sự nhưng nếu nó xảy ra chi khi quay đầu hoặc nặng lên rõ rệt khi quay đầu thì tổn thương thường cũng có nguồn gốc từ tiền đình. 3. Cảm giác mất thăng bằng: cảm giác này không kèm theo bất kỳ cảm giác khác lạ nào trong đầu. Nó có thể có nguồn gốc từ tiền đình, nhưng cũng có thể có nguồn gốc từ tiểu não, từ cảm giác sâu (cảm giác bản thể), từ hệ thị giác. 4. Cảm giác sợ hãi muốn té xuống hầu như trong đa số trường hợp có nguồn gốc từ tâm lý. 5. Cảm giác choáng váng, cảm giác hoa mắt thường tương ứng với những bệnh lý tim mạch hoặc bệnh tâm thần. Vì vậy mục đích chủ yếu trên lâm sàng và đặc biệt trong hỏi bệnh là: 1. Nhận biết cảm giác mà bệnh nhân mô tả dưới danh từ “chóng mặt” có đúng là có nguồn gốc từ tiền đình hay không; 2. Phân biệt trong những rối loạn có nguồn gốc từ tiền đình cái nào có biểu lộ tổn thương tiền đình ngọai biên (đây là mặt mạnh của bác sĩ tai mũi họng), và cái nào có nguồn gốc từ thần kinh ảnh hưởng dây thần kinh tiền đình (tổn thương tiền đình ngoại biên), nhân tiền đình hoặc các đường tiền đình trung ương (tổn thương tiền đình trung ương). I. NHẮC LẠI GIẢI PHẪU *** Cơ quan tiền đình gồm có: Mê đạo màng: nằm trong mê đạo xương ở tai trong, chúa nội dịch. Baogồm: ốc tai, soan nang, cầu nang và các ống bán khuyên. Ống bán khuyên: mỗi tai có 3 ống bán khuyên : bên, trước và sau,nằm thẳng góc với nhau, phần phình ra mỗi ống đổ vào soan nang gọi là bóng(ampulla) chứa các thụ thể kích thích khi xoay đầu. Ví dụ khi xoay đầu sang tráithì ống bán khuyên báo cho biết đầu quay theo hướng nào và nhanh như thế nào. Soan nang, cầu nang : có các thụ thể cho các cảm giác về trọng lựcvà gia tốc thẳng. Ví dụ : nếu đầu nghiêng về một bên, các thụ thể sẽ báo gócnghiêng, đầu có nghiêng ra trước hoặc ra sau klhông; Khi chạy xe gia tăng tốc độ,ngừng lại đen đỏ các thụ thể sẽ cho cảm tưởng gia tăng tốc độ. Cơ quan nhận cảm: Mào: nằm trong bóng, được cấu tạo bởi các tế bào lông, phía trên các tếbào phủ một lớp gelatin gọi là đài (cupula), lông của tế bào nằm trong đài gồm cólông rung (kinocilium) và lông lập thể (stereocilia), còn đáy tế bào tiếp xúc với nơ-rôn của nhánh tiền đình. Vết: ở trên soang nang và cầu nang được cấu tạo bởi các tế bào lông, phủlên trên tế bào lông là sỏi tai (otoliths). Nhân tiền đình : Các bộ phận nhận cảm của tiền đình ngoại biên nằm ở mê đạo màng, thântế bào ở hạch tiền đình, nhánh tiền đình của dây tiền đình ốc tai (dây VIII) đi đếnnhân tiền đình nẵm giữa cầu não và hành não. Chức năng nhân tiền đình : (1) đồng nhất các thông tin đến từ mỗi bên củađầu (2) nhận các tín hiệu và tiếp tục truyền tới tiểu não (3) nhận các tín hiệu vàtiếp tục truyền tới vỏ não cho nhận thức về giác quan vị trí và vận động (4) gởimệnh lệnh đến các nhân vận động nằm ở thân não và tủy sống, các lệnh được đưađến dây sọ (III, IV, VI, XI), bó tiền đình tủy sống chi phối trương lực cơ ngoạibiên và bổ sung vận động đầu và cổ. Đường dẫn truyền: thân tế bào của khoảng 19.000 neuron tiền đình ngoạibiên xuất phát từ mào và vết mỗi bên tập trung ở hạch tiền đình và chấm dứt ởnhân tiền đình (ranh giới hành-cầu não) và thùy nhung nút của tiểu não. Cácneuron tiền đình trung ương (từ nhân tiền đình) đi xuống tủy sống theo bó tiềnđình sống và đi lên thân não theo bó dọc giữa đến các nhân dây thần kinh sọ điềukhiển cử động mắt. ...