Thông tin tài liệu:
III. CÁC HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH : 1) Hội chứng tiền đình ngoại biên : tổn thương bộ phận cảm nhận hoặc dây TK tiền đình.Triệu chứng chủ quan: chóng mặt dữ dội, xảy ra từng cơn Triệu chứng khách quan mang tính chất toàn diện và hòa hợp :Toàn diện: tất cả các rối loạn tiền đình đều hiện diện như rung giật nhãn cầu (ngang-xoay tròn), lệch các ngón tay, rối loạn tĩnh trạng, rối loạn dáng đi.Hòa hợp : các triệu chứng đều cùng về một phía thường là bên bệnh Thường kèm theo các rối...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH (Kỳ 4) HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH (Kỳ 4) BS LÊ TỰ PHƯƠNG THẢO III. CÁC HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH : 1) Hội chứng tiền đình ngoại biên : tổn thương bộ phận cảm nhận hoặcdây TK tiền đình. Triệu chứng chủ quan: chóng mặt dữ dội, xảy ra từng cơn Triệu chứng khách quan mang tính chất toàn diện và hòa hợp : Toàn diện: tất cả các rối loạn tiền đình đều hiện diện như rung giậtnhãn cầu (ngang-xoay tròn), lệch các ngón tay, rối loạn tĩnh trạng, rối loạn dángđi. Hòa hợp : các triệu chứng đều cùng về một phía thường là bên bệnh Thường kèm theo các rối loạn thính giác như ù tai, giảm thính lực. 2) Hội chứng tiền đình trung ương: tổn thương nhân tiền đình hoặc cácđường liên hệ nhân tiền đình với hệ TK trung ương. Triệu chứng không điển hình như trong tổn thương tiền đình ngoại biên, cósự khác biệt rõ rệt so với hội chứng tiền đình ngoại biên. · Trước hết là do tổn thương nằm xa đường ốc tai và dây VII nên không có ù tai, điếc tai hay tổn thương dây VII đi kèm. Thêm vào đó chóng mặt không là triệu chứng chủ yếu mà chỉ là triệu chứng thứ yếu: chóng mặt ít hơn, không rõ như trong hội chứng tiền đình ngoại biên. Trong khi đó mất thăng bằng mới là triệu chứng quan trọng nhất. · Các dấu hiệu khách quan thường là hằng định: rung giật nhãn cầu thường tự phát và đơn thuần: đứng dọc trong tổn thương cuống não, ngang trong tổn thương cầu não và xoay tròn trong tổn thương hành não. · Triệu chứng không toàn diện vì không có đủ cùng lúc các dấu hiệu. · Cuối cùng là sự mất hòa hợp rất ro vì rung giật nhãn cầu có thể có nhiều hướng (multidirectionnel: đưa mắt sang (P), rung giật nhãn cầu đáng sang (P), : đưa mắt sang (T), rung giật nhãn cầu đáng sang (T), : đưa mắt lên trên, rung giật nhãn cầu đáng lên trên) chiều chậm của rung giật nhãn cầu có thể không cùng chiều với ngón tay chỉ lệch, với chiều ngã về một bên trong nghiệm pháp Romberg. · Ngoài ra còn có hiện diện các tổn thương thần kinh như dấu hiệu tiểu não, tổn thương thân não (dấu hiệu tháp: yếu liệt, tổn thương vận nhãn) III. CĂN NGUYÊN CÁC HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH A. HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH NGOẠI BIÊN 1. Cơn chóng mặt dữ dội xuất hiện cấp tính Trong trường hợp này chẩn đoán tổn thương tiền đình không có gì khókhăn cả: chóng mặt rất rõ, thường là xoay tròn và nặng lên khi cử động đầu.Chóng mặt đi kèm với buồn nôn, ói mửa và rối loạn thăng bằng (chóng mặtthường gây nên té ngã, bệnh nhân đi chệnh choạng hoặc không thể đi được).Khám lâm sàng ghi nhận có rung giật nhãn cầu và ngón tay chỉ lệch. 1.1 Hội chứng tiền đình ngoại biên đi kèm với điếc tai Bệnh Ménière hay hội chứng Menière là bệnh lý gồm những cơn chóng mặt lập đi lập lại phối hợp với ù tai và điếc dần dần tai bên bệnh. Lúc đầu ù và/hoặc điếc tai có thể không xuất hiện trong những cơn đầu của bệnh. Nhưngkhi bệnh tiến triển thì các triệu chứng này xuất hiện đều đặn và cường độ tăngdần lên trong cơn chóng mặt. Cơn chóng mặt thường xảy ra đột ngột, kéo dài nhiều phút hoặc cả giờđồng hồ. Chóng mặt thường theo kiểu xoay tròn và ở mức độ nặng làm bệnhnhân không thể đứng hoặc đi lại được. Chóng mặt thường đi kèm với buồnnôn, ói mửa, ù tai, cảm giác đầy cả tai, và giảm thính lực (cường độ có thể tăngdần trong cơn). Khám lâm sàng ghi nhận rung giật nhãn cầu có hướng ngang (có khikèm thêm xoay tròn). Pha chậm của rung giật nhãn cầu cũng như hướng ngóntay chỉ lệch, hướng nghiêng người trong nghiệm pháp Romberg đều cùng phíavới tai bệnh. Bệnh nhân có khuynh hướng nằm nghiêng, tai bệnh hướng lêntrên (nằm áp tai lành xuống mặt giường) và không thích nhìn sang bên lành vìđộng tác này làm nặng thêm tình trạng chóng mặt và rung giật nhãn cầu. Các cơn thay đổi rất nhiều về mức độ nặng nhẹ và về tần số xuất hiện.Cơn có thể xảy ra nhiều lần trong tuần và nhiều tuần liên tiếp, hoặc có khi chỉtái phát sau nhiều năm không có cơn. Trong các thể nhẹ của bệnh, bệnh nhân thường có cảm giác nặng đầu,kém tập trung chứ không phải chóng mặt đúng nghĩa, và có thể bị chẩn đoánlầm là lo lắng hoặc trầm cảm. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 20 đến 50, nam nữ đều mắc bệnh như nhau Tiêu chuẩn chẩn đoán: 1. Có những cơn tương tự trước đó. 2. Tuổi thường gặp từ 30-50 tuổi. 3. Trong cơn có chóng mặt dữ dội đi kem với giảm thính lực một bên, ù tai hoặc cảm giác đặc cả tai 4. Khám lâm sàng ghi nhận rung giật nhãn cầu đánh về chiều ngược với bên tai bệnh, ...