Danh mục

Hội chứng tự kỷ

Số trang: 16      Loại file: doc      Dung lượng: 128.00 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong 2 cuốn sách, được xuất bản ở Việt Nam, vào những năm 2005 và 2006 (1), tôi đã nói đến 5 triệu chứng hay là dấu hiệu chính qui và cổ điển, cần được phát hiện và xác định, một cách cụ thể và khách quan, khi chúng ta cưu mang trong tâm tưởng, những « nghi vấn » về Hội chứng Tự Kỷ đang thành hình và xuất diện, nơi một trẻ em, trong khoảng thời gian từ 0 đến 7 tuổi.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội chứng tự kỷ1 HỘI CHỨNG TỰ KỶ : Hướng đến một lối nhìn khoa học và toàn diện NGUYỄN văn Thành Lausanne, Thụy Sĩ1.-Năm dấu hiệu cổ điển của Hội Chứng Tự KỷTrong 2 cuốn sách, được xuất bản ở Việt Nam, vào những năm2005 và 2006 (1), tôi đã nói đến 5 triệu chứng hay là dấu hiệu chínhqui và cổ điển, cần được phát hiện và xác định, một cách cụ thể vàkhách quan, khi chúng ta cưu mang trong tâm tưởng, những « nghivấn » về Hội chứng Tự Kỷ đang thành hình và xuất diện, nơi mộttrẻ em, trong khoảng thời gian từ 0 đến 7 tuổi. Dấu hiệu thứ nhất là đời sống bít kín : Trẻ em không có - những quan hệ tác động qua lại với những người khác, cùng có mặt trong môi trường sinh sống, thậm chí với bà mẹ đã sinh ra mình, Dấu hiệu thứ hai nằm trong lãnh vực ngôn ngữ : Ngôn ngữ - thiếu vắng hoàn toàn, từ những giai đoạn bi bô, bập bẹ, hay là có những rối lọan trong thể thức sử dụng các loại đại danh từ khác nhau như anh và tôi… Dấu hiệu thứ ba là những phản ứng « bùng nổ », trong lãnh - vực xúc động, kèm theo những hành vi tự hủy, làm hại chính mình, hay là những tác phong bạo động đối với kẻ khác, Dấu hiệu thứ bốn là những hành vi « lặp đi lặp lại », một - cách tự động, cơ hồ một chiếc máy ghi và phát âm,2 Dấu hiệu thứ năm là những sở thích kỳ dị, lạ thường, như - nhún nhảy, quay tròn, đưa 5 ngón tay ve vẫy trước mắt, say mê nhìn ngắm những hạt bụi, những tia nắng xuyên qua một kẻ hở, hay là sắp xếp đồ chơi thành hàng…Thêm vào đó, vài trẻ em có những cơn động kinh nhẹ hay nặng, với những hiện tượng như sùi bọt mép, mất ý thức, tiểu tiện trong quần và cắn răng vào luỡi.2.- Những trọng điểm cần nhấn mạnhMỗi khi liệt kê và trình bày năm triệu chứng trên đây, tôi luôn luôncố tình nhấn mạnh thêm những trọng điểm sau đây : Vừa khi chúng ta khám phá và xác định một dấu hiệu đang a) thành hình và xuất hiện nơi trẻ em, công việc cần thực thi tức khắc, không trì hoản là Can Thiệp Sớm, nhằm chận đứng hoặc giới hạn ảnh hưởng lan tỏa của dấu hiệu nầy, trong nhiều lãnh vực phát triển khác. Bao lâu tất cả 5 dấu hiệu chưa được hội tụ một cách đầy đủ, b) khách quan và chính xác, cũng như khi trẻ em còn ở trong lứa tuổi tăng trưởng và phát triển - từ 0 đến 7 năm - thái độ « khoa học » của chúng ta là khiêm cung và dè dặt. Chúng ta không sử dụng một cách vội vàng nhãn hiệu « Hội Chứng Tự Kỷ », bao lâu hệ thần kinh trung ương chưa hoàn tất tiến trình myêlin-hóa các đường dây liên lạc của mình. Thay vào đó, lối nói « có nguy cơ Tự Kỷ » được đề nghị và cần được trở nên thông dụng, trong những trao đổi thông tin giữa các bác sĩ và chuyên viên, cũng như giữa giáo viên và phụ huynh của học sinh. Ngoài ra, đối với cha mẹ đến tham vấn, những nhận định của c) chúng ta về nguy cơ Tự Kỷ nơi đứa con của họ, có thể gây ra nhiều ấn tượng hoang mang, khắc khoải, lo sợ và mặc cảm3 tội lỗi… nếu chúng ta không trình bày những tin tức khoa học đơn sơ và cụ thể, cũng như đề nghị thêm những lời hướng dẫn, hay là những cách làm thuộc khả năng và ở trong tầm hoạt động thường ngày của họ. Một cách đặc biệt, khi câu hỏi về Nguyên Nhân của Hội d) Chứng Tự Kỷ được nêu lên, chúng ta cần khẳng định, một cách rõ ràng và dứt khoát là vấn đề đang ở trong vòng nghiên cứu khoa học. Một trong những yếu tố càng ngày càng được đề xuất, trong lãnh vực y khoa, là những rối loạn, trắc trở, trong tiến trình tăng trưởng và phát triển của Hệ Thần Kinh Trung Ương, còn mang tên là Não Bộ. Ngoài ra, một số tác giả đã đưa ra giả thuyết về những quan hệ lạnh nhạt, vô cảm của cha mẹ. Lối giải thích nầy, thường được nêu lên vào những năm 1950, đã gây tổn thương một cách trầm trọng cho bao nhiêu tầng lớp cha me. May thay, đường hướng tiếp cận vấn đề như vậy, dần dần mất hiệu năng và tàn lụi, trong các công trình nghiên cứu ngày nay.Nhằm phát huy tinh thần và lối nhìn Khoa Học vừa được đề xuất,bài chia sẻ nầy sẽ lần lượt giới thiệu những tin tức bổ sung, đổimới và có khả năng soi sáng, cho những ai luôn luôn ở trên đườngtìm kiếm.3.-Những Rối loạn Tự Kỷ Cầu Vồng muôn Sắc(Spectrum Disorders)Khi nói đến Hội Chứng Tự Kỷ, chúng ta cần lưu tâm đến nhiều đặcđiểm quan trọng đang có mặt với nhau, cùng một l ...

Tài liệu được xem nhiều: