LTS: Thảm họa sập cầu chưa từng có tại Cần Thơ đã làm nhiều người chết và bị thương. Việc cấp cứu, điều trị đang được thực hiện khẩn trương tại các bệnh viện ở Cần Thơ và đặc biệt có sự hỗ trợ của các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên trong cấp cứu và điều trị, tình trạng bệnh nhân sẽ có những diễn biến phức tạp do hội chứng vùi lấp (HCVL). Vậy hội chứng vùi lấp là gì? Báo Sức khỏe & Đời sống xin giới thiệu bài viết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội chứng vùi lấp do tai nạn lao động
Hội chứng vùi lấp do tai
nạn lao động
LTS: Thảm họa sập cầu chưa từng có tại Cần Thơ đã làm nhiều người
chết và bị thương. Việc cấp cứu, điều trị đang được thực hiện khẩn trương tại
các bệnh viện ở Cần Thơ và đặc biệt có sự hỗ trợ của các bác sĩ Bệnh viện
Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên trong cấp cứu và điều trị, tình trạng
bệnh nhân sẽ có những diễn biến phức tạp do hội chứng vùi lấp (HCVL). Vậy
hội chứng vùi lấp là gì? Báo Sức khỏe & Đời sống xin giới thiệu bài viết về
HCVL để bạn đọc biết cách sơ cứu khi gặp tai nạn này.
Theo các tài liệu thống kê của thế giới trong các vụ thiên tai, thảm họa sạt
núi, động đất, sập nhà cửa, sập cầu... thì tỷ lệ nạn nhân bị HCVL chiếm 30-60%
tổng số thương tích được cứu chữa sau hai giờ, thời gian tìm kiếm phát hiện nạn
nhân càng lâu thì tỷ lệ nạn nhân HCVL càng cao, tử vong do HCVL càng lớn.
Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
HCVL đã được nhiều tài liệu nghiên cứu. Người ta đã biết khi các phần chi
thể bị vùi và đè ép bởi đất cát, gỗ, đá... với thời gian 1-2 giờ trở lên các tổ chức cơ
bị thoái hóa, giải phóng ra chất myoglobin tràn vào các tổ chức xung quanh gây
phù nề. Chất này vào hệ thống tuần hoàn, kết tủa trong khi đi qua thận, làm tắc
ống lượn gần, lượn xa gây ra hội chứng viêm thận cấp. Ngoài ra trong các vụ thiên
tai, thảm họa nạn nhân còn bị chấn thương tâm lý (stress) rất nặng nề, cùng với
tình trạng nhiễm độc chuyển hóa và thiếu chăm sóc nên dẫn đến sốc khó phát hiện
(khác với sốc do mất máu), hoặc muộn hơn có thể hôn mê do urê máu tăng (viêm
thận). Những nạn nhân bị vùi lấp toàn thân còn có thể bị ngạt thở, nhưng đây là
hội chứng khác, phức tạp hơn HCVL.
Triệu chứng và diễn biến của HCVL
Thường qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn tiền phát: Là thời gian từ 10-12 giờ đầu sau khi được cứu ra khỏi
nơi vùi lấp, nạn nhân lúc này chưa có biểu hiện gì đặc biệt ngoài cảm giác tê tê
như kiến bò tại vùng chi bị vùi lấp. Nếu không có vết thương sây xước da hoặc
phần mềm thì những nạn nhân này hay bị bỏ qua. Ở một số ít nạn nhân, nếu quan
sát kỹ mới thấy dấu hiệu như viêm tấy, sưng nề.
Giai đoạn toàn phát: lần lượt có các dấu hiệu:
- Phù nề vùng chi thể bị vùi lấp, khi phù nề rõ thì bề mặt da căng bóng, lạnh
xám hoặc nhợt nhạt; đôi khi tấy rộp làm nạn nhân đau đớn, các cảm giác khác
giảm hoặc mất. Tổn thương có xu hướng lan tỏa khiến toàn bộ chi bị sưng, biến
dạng, không cử động được.
- Sốc (shock) là hậu quả của hiện tượng thoát huyết tương tại phần cơ thể bị
vùi lấp và nhiễm độc chuyển hóa. Nạn nhân tái nhợt, mạch nhanh nhỏ, huyết áp
lúc đầu giảm ít, sau đó qua thời kỳ bù trừ, huyết áp suy sụp nhanh chóng.
- Triệu chứng báo hiệu suy thận: lượng nước tiểu giảm, urê máu tăng và
tăng nhanh.
Giai đoạn vô niệu: Nạn nhân không đi tiểu được, thông bàng quan cũng chỉ
lấy được rất ít nước tiểu (20-50ml/ngày). Xét nghiệm urê máu tăng cao (trên 3g/l);
kali máu tăng (trên 6mEg/l) trong khi NaCl giảm. Nạn nhân có thể hôn mê do
nhiễm độc. Nếu đến giai đoạn này thì tiên lượng rất xấu.
Xử trí cấp cứu, chăm sóc và điều trị
Sơ cứu: với bất cứ nạn nhân nào bị HCVL cũng coi như có khả năng dẫn
đến viêm thận và sốc, nên cần xử lý càng sớm càng tốt. Nhanh chóng giải phóng
chi thể bị vùi lấp, tránh gây thêm thương tích. Nếu bị vùi lấp trên hai giờ thì dù
không có vết thương cũng cần dùng băng cuộn băng ép nhẹ (kiểu rắn cuốn) phần
chi bị vùi, phong bế novocain 1% gốc chi (nếu có), sau đó chuyển nạn nhân về
tuyến y tế gần nhất để theo dõi điều trị tiếp.
Dự phòng sốc: Bằng cách giảm phù nề, giảm đau, trợ lực, trợ tim. Nếu ở
bệnh viện thì nên bó bột hoặc bổ sung băng ép, trước đó phong bế novocain vào
động mạch hoặc đám rối thần kinh chi. Dùng các thuốc an thần giảm đau, trợ tim,
vitamin... Ăn uống đủ nhu cầu năng lượng bằng các chất đường và mỡ, hạn chế
thức ăn nhiều protein.
Dự phòng viêm thận: Cho nạn nhân uống nước ấm, các thuốc lợi tiểu, dung
dịch natri bicarbonat (NaHCO3) 5-10%. Tuyến bệnh viện nên dùng dung dịch
manitol 20%x200ml truyền tĩnh mạch lần đầu, nếu đáp ứng tốt, lượng nước tiểu
tăng thì sau 6 giờ truyền tiếp 200ml nữa, truyền trong 3 ngày. Trong bù dịch, chỉ
nên dùng dung dịch ngọt ưu, hạn chế dùng máu, không dùng dung dịch mặn hoặc
dextran. Tổng lượng dịch truyền vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch tối đa không
quá 1.500ml/24h.
Chống nhiễm khuẩn: Nếu phải dùng kháng sinh cũng chỉ dùng bằng 50-
70% liều lượng thông thường, không dùng kháng sinh nhóm aminosid.
Điều trị viêm thận: Quan trọng nhất là giải trừ urê máu bằng các phương
pháp lọc máu ngoài thận (thẩm phân phúc mạc, thẩm thấu dạ dày) hoặc chạy thận
nhân tạo. Thực hiện các kỹ thuật này cần đưa nạn nhân tới bệnh viện tuyến tỉnh trở
lên. Xử lý phần chi thể bị phù nề nặng, bị vùi lấp quá lâu hoặc tuyến trước không
xử lý đúng, tu ...