Danh mục

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM Số: 122/2008/NQ-HĐND

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.02 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

NGHỊ QUYẾT Về nhiệm vụ năm 2009 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 20 Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004; Sau khi xem xét Báo cáo của UBND tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội năm năm 2008 và nhiệm vụ năm 2009; Báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận tại kỳ họp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM Số:122/2008/NQ-HĐND HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH QUẢNG NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số:122/2008/NQ-HĐND Tam Kỳ, ngày 11 tháng 12 năm 2008 NGHỊ QUYẾT Về nhiệm vụ năm 2009 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 20 Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004; Sau khi xem xét Báo cáo của UBND tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội năm năm 2008 và nhiệm vụ năm 2009; Báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận tại kỳ họp, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. HĐND tỉnh cơ bản thống nhất đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 tại Báo cáo số 142/UBND-TH ngày 03 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh; đồng thời, nhấn mạnh thêm một số nhiệm vụ, giải pháp như sau: I. Các chỉ tiêu chủ yếu: 1.1. Các chỉ tiêu kinh tế: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) tăng 13%; Giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp tăng 3,8%; Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 26,5%; Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 16,7%; Tổng kim ngạch xuất khẩu 290 triệu USD, tăng 20%; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 40% GDP; Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 1.784 tỷ đồng, trong đó thu nội địa trên 1.173 tỷ đồng. 1.2. Các chỉ tiêu xã hội: Tạo việc làm mới 38.000 lao động; Tỷ lệ qua đào tạo chung 34% và qua đào tạo nghề 25%; Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 19,5%; Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 19,2%; Tỷ lệ giảm sinh 0,4%o. 1.3. Các chỉ tiêu về môi trường: Tỷ lệ che phủ rừng đến cuối năm 2009 là 44,5%; Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 79%; Tỷ lệ chất thải rắn khu vực đô thị được thu gom và xử lý là 76%. 1.4. Hoàn thành 100% chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ. II. Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: 1. Điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển bền vững: Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khớp nối với quy hoạch ngành và lãnh thổ, phát huy các lợi thế so sánh, bảo đảm thuận lợi trong công tác quản lý và đầu tư. Trước hết là điều chỉnh quy hoạch vùng Đông theo hướng chủ yếu phát triển dịch vụ, du lịch, kinh tế biển; vùng Tây định hướng cơ cấu kinh tế theo hướng mở, khắc phục độc canh nông nghiệp. Tiếp tục rà soát, bãi bỏ các quy định trái pháp luật làm hạn chế quyền của người sử dụng đất hợp pháp trong vùng quy hoạch. Khi công bố kế hoạch thu hồi đất có công trình, nhà ở để thực hiện quy hoạch phải đồng thời công bố kế hoạch tái định cư gắn với giải quyết việc làm, ổn định đời sống của người có đất bị thu hồi theo đúng tinh thần Nghị quyết số 52/2006/NQ - HĐND ngày 04 tháng 5 năm 2006 của HĐND tỉnh. 2. Giải quyết khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh: Tăng cường công tác dự báo về tình hình kinh tế - xã hội để kịp thời điều chỉnh các nhiệm vụ và giải pháp một cách linh hoạt, chủ động và có hiệu quả trong quản lý điều hành. Tiếp tục thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp và có hướng giải quyết tích cực các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài. Thực hiện chính sách kích cầu, chính sách giảm thuế theo chủ trương của Chính phủ để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ở các làng nghề, doanh nghiệp chế biến hàng nông sản. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các cụm công nghiệp phù hợp với nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng và thu hút các doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. 2 Tiếp tục cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) để đẩy mạnh việc thu hút đầu tư, đảm bảo bình đẳng, công khai minh bạch và có tính cạnh tranh cao. 3. Đẩy mạnh việc huy động, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư phát triển: Khuyến khích và huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào phát triển các lĩnh vực: hạ tầng khu công nghiệp, giao thông, du lịch, dịch vụ, giáo dục - đào tạo, y tế, dạy nghề bằng các hình thức góp vốn liên doanh. Tăng cường quảng bá, xúc tiến để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); xúc tiến tích cực và nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Kiểm soát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả chi tiêu công ngay từ việc duyệt kế hoạch năm 2009, triệt để tiết kiệm chi; tăng cường công tác quản lý đầu tư, xây dựng, khắc phục đầu tư dàn trải, kém hiệu quả; thu hồi các dự án chậm triển khai, xóa các quy hoạch treo theo đúng Luật Xây dựng và ...

Tài liệu được xem nhiều: