Thông tin tài liệu:
Các công ty sẽ bị đình chỉ một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ nếu bị phát hiện có vi phạm. Hết thời hạn đình chỉ, nếu không khắc phục sẽ bị Ủy ban chứng khoán thu hồi giấy phép hoạt động, đồng nghĩa với việc công ty bị xóa tên khỏi thị trường chứng khoán. Nếu thực hiện theo thông tư sửa đổi của Quyết định 27 (về quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán vừa được Ủy ban chứng khoán trình Bộ Tài chính và sẽ được ban hành trong thời gian tới...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hồi kết cho công ty chứng khoán yếu kém
Hồi kết cho công ty chứng khoán yếu kém
Các công ty sẽ bị đình chỉ một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ nếu bị phát
hiện có vi phạm. Hết thời hạn đình chỉ, nếu không khắc phục sẽ bị Ủy ban
chứng khoán thu hồi giấy phép hoạt động, đồng nghĩa với việc công ty bị xóa
tên khỏi thị trường chứng khoán.
Nếu thực hiện theo thông tư sửa đổi của Quyết định 27 (về quy chế tổ chức và
hoạt động công ty chứng khoán vừa được Ủy ban chứng khoán trình Bộ Tài chính
và sẽ được ban hành trong thời gian tới thì điều này còn đồng nghĩa với việc các
công ty chứng khoán này sẽ bị xóa sổ hoàn toàn khỏi thị trường chứng khoán.
Nói về sự nghiệt ngã này, ông Phạm Hồng Sơn-Vụ trưởng Vụ quản lý kinh doanh
Ủy ban chứng khoán, chỉ ngắn gọn: “Thực tế thì những công ty chứng khoán rơi
vào tình trạng này cũng không còn gì nữa. Trong bối cảnh thị trường hiện nay khó
có thể tồn tại được. Thêm nữa là tiếng tăm các công ty chứng khoán cũng đã thế
rồi”. Cũng theo đại diện Ủy ban chứng khoán, một điểm mới đ ược quan tâm khá
nhiều là liên quan đến việc đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép của các công
ty chứng khoán.
Theo trình tự mà Ủy ban chứng khoán nêu ra, các công ty chứng khoán có thể sẽ
bị đình chỉ một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ hoạt động nếu bị phát hiện có vi
phạm. Hết thời hạn đình chỉ, nếu công ty chứng khoán không khắc phục được thì
sẽ bị Ủy ban chứng khoán thu hồi giấy phép hoạt động. V à thu hồi đồng nghĩa với
việc công ty chứng khoán bị xóa tên khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây
là điều được quan tâm và được cho là mạnh tay của cơ quan quản lý trong đợt
sàng lọc này.
Giải thích về điều này, ông Sơn cho biết, thực tế thì lúc đó công ty chứng khoán đã
bị rút giấy phép và trong quyết định đó sẽ bao gồm cả việc yêu cầu công ty chứng
khoán chấm dứt mọi hoạt động nghiệp vụ. Sau khi công ty chứng khoán đã thực
hiện xong việc tất toán khách hàng thì Ủy ban chứng khoán sẽ ra văn bản hoàn tất
việc thu hồi giấy phép. Khi đó, công ty chứng khoán có thể l àm các thủ tục giải
thể hoặc phá sản. “Có nghĩa là khi công ty chứng khoán hoàn thành tất cả các
nghĩa vụ tài chính mới rút giấy phép. Và thực ra là gần với việc công ty chứng
khoán bị xóa sổ. Khi Ủy ban chứng khoán ban hành quyết định thì công ty chứng
khoán không còn quay lại được nữa, ông Sơn nói.
Sau đó, công ty có thể tùy chọn hình thức giải thể hoặc phá sản. 3 công ty chứng
khoán vừa bị đình chỉ hoạt động là Trường Sơn, Hà Nội và SME nếu trong thời
gian 6 tháng theo quy định mà không khắc phục tình trạng, Ủy ban chứng khoán
cho biết cũng sẽ kiên quyết thực hiện theo Thông tư 27 sửa đổi (tức là rút giấy
phép hoạt động). Trong thời gian tới, một số công ty chứng khoán như SBS, Mê
Kông nếu không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt, cũng sẽ bị đình chỉ.
Ủy ban chứng khoán cũng cho biết, sắp tới sẽ có một số công ty chứng khoán bị
kiểm soát đặc biệt tiếp, do tình hình hoạt động rơi vào tình trạng xấu hơn.
Tài sản của nhà đầu tư sẽ ra sao?
Khi công ty chứng khoán rơi vào tình cảnh bị đình chỉ và rút giấy phép thì quyền
lợi nhà đầu tư sẽ như thế nào? Tài sản của nhà đầu tư trong các tài khoản tại những
công ty chứng khoán này sẽ ra sao? Ông Sơn cho biết, khi bị rút giấy phép hoạt
động, công ty chứng khoán có nghĩa vụ thông báo với khách hàng tới tất toán
chuyển tài khoản sang công ty chứng khoán khác. Trường hợp nhà đầu tư nào
chưa tới tất toán và chuyển tài khoản sang công ty chứng khoán khác thì sẽ được
khoanh lại. “Vì công ty vẫn còn tồn tại. Các tài khoản này sau đó xử lý nốt”, ông
Sơn cho hay.
Vậy trong trường hợp công ty chứng khoán khi không còn làm nghiệp vụ nữa,
nhưng vẫn dây dưa chưa hoàn tất thủ tục tất toán tài khoản của khách hàng thì sẽ
ra sao? Theo ông Sơn, khi đó công ty chứng khoán cũng không được hoạt động
nghiệp vụ gì hay mở thêm tài khoản, vì khi đó Ủy ban chứng khoán đã quyết định
yêu cầu công ty chứng khoán dừng mọi hoạt động nghiệp vụ để tất toán tài khoản.
Trước đây công ty có hai giấy phép, là giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy phép
hoạt động nghiệp vụ. Bây giờ là “hai trong một rồi”.
“Và chúng tôi rút là rút giấy phép hoạt động. Khi đó, tư cách thành viên tại hai Sở
giao dịch chứng khoán cũng bị khai trừ hết. Đấy là điểm mới và chính là mục tiêu
tái cấu trúc hệ thống công ty chứng khoán” - ông Phạm Hồng Sơn nói. “Như vậy
có nghĩa là chúng tôi dừng hoạt động để tránh ảnh hưởng tới khách hàng. Điều này
là điều quan trọng nhất”
...