Danh mục

Hội Nhà báo Việt Nam với vấn đề đạo đức người làm báo trong cơ chế thị trường

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 169.48 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đạo đức nhà báo không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tác phẩm của nhà báo đó, mà còn tác động đến toàn xã hội nói chung và đội ngũ báo chí nói riêng. Trong hơn mười năm qua, vấn để xuống cấp của đạo đức báo chí trong cơ chế thị trường đã là chủ đề của nhiều cuộc hội thảo do Hội nhà báo Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức. Nhưng dường như số lượng những vụ việc, những biểu hiện tiêu cực về đạo đức báo chí vẫn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội Nhà báo Việt Nam với vấn đề đạo đức người làm báo trong cơ chế thị trườngHội Nhà báo Việt Nam với vấn đề đạo đức người làmbáo trong cơ chế thị trườngĐạo đức nhà báo không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tác phẩmcủa nhà báo đó, mà còn tác động đến toàn xã hội nói chung và đội ngũ báo chínói riêng. Trong hơn mười năm qua, vấn để xuống cấp của đạo đức báo chítrong cơ chế thị trường đã là chủ đề của nhiều cuộc hội thảo do Hội nhà báoViệt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức. Nhưng dường như sốlượng những vụ việc, những biểu hiện tiêu cực về đạo đức báo chí vẫn khôngthuyên giảm mà đang có xu hướng tăng lên. Trong khuôn khổ bài này, ngườiviết muốn cung cấp cho người đọc một cách lý giải nữa cho vấn đề “xuốngcấp” của đạo đức nhà báo và đề xuất một số giải pháp với Hội nhà báo ViệtNam.Trước tiên hãy cùng trả lời câu hỏi: Vì sao với nghề báo, đạo đức nghề nghiệpđược đặc biệt coi trọng, được so sánh với nghề y, nghề luật, an ninh, tòa án? Có ýkiến cho rằng vì đó là 5 nghề này có vị trí quan trọng đặc biệt và mối quan hệ rộngrãi với nhiều người trong xã hội. Thế nhưng nghề thực phẩm, nghề nông hay rấtnhiều nghề khác đều có mối quan hệ rất rộng với người dân; thậm chí còn có tínhtoàn dân. Như vậy thì nghề giáo, nghề báo, nghề y, nghề luật, an ninh, tòa án có gìkhác biệt với phần lớn những nghề còn lại? Có một sự khác biệt rất lớn về mốitương quan của người làm nghề và đối tượng phục vụ giữa 5 nghề này với nhữngnghề còn lại. Nếu đặt lên bàn cân một bên là người làm nghề và một bên là đốitượng phục vụ, thì với 5 nghề vừa nêu, đối tượng phục vụ nhẹ cân hơn hẳn về vịthế. Dường như người làm nghề có quyền nhiều hơn đối tượng của mình. Ở thếyếu hơn, những người được phục vụ khó có khả năng tự bảo vệ mình, họ phảitrông chờ vào đạo đức nghề nghiệp, vào lương tâm của các nhà báo, cũng như cácthẩm phán, bác sĩ, điều tra viên. Những người được phục vụ mong muốn nhữngngười làm nghề thận trọng và cân nhắc kỹ càng trước mỗi một nhát dao mổ, mộtkết luận điều tra, một bản án, một bài báo. Nhà báo Tạ Bích Loan. (Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết)Mặt trái của nền kinh tế thị trường đang có tác động không nhỏ tới nhân cách conngười, khiến đạo đức xã hội xuống cấp, trong đó có đạo đức báo chí. Kết quả củacuộc điều tra dư luận xã hội năm 2007-2008 về “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báoViệt Nam hiện nay” do Nguyễn Thị Trường Giang tiến hành với 500 nhà báo và600 người dân nêu lên những con số đáng suy nghĩ:24% số nhà báo được hỏi cho rằng nhà báo nên tham gia viết bài có nội dung hoặclồng ghép quảng bá cho thương hiệu hoặc sản phẩm(trừ trường hợp nhà báo tácnghiệp trong lĩnh vực này)49% nhà báo được hỏi cho rằng nên nhận phong bì29% nhà báo được hỏi cho rằng sẽ công bố chi tiết dù không được sự đồng ý củanguồn tin5% nhà báo được hỏi cho rằng đưa tin ảnh địa chỉ của bé gái bị xâm hại lên mặtbáo là bình thường3,8% nhà báo được hỏi vẫn cho đăng thông tin chi tiết thu hút công chúng d ù điềuđó không có lợi cho nhân vậtNguyên nhân khách quan nào dẫn tới những biểu hiện xuống cấp về đạo đức báochí? Theo báo cáo kết quả cuộc điều tra dư luận xã hôi nói trên tác động tiêu cựccủa cơ chế thị trường là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đạo đức nghềnghiệp của đội ngũ nhà báo. 86,7% số người được hỏi là công chúng xếp đây lànguyên nhân quan trọng số một.Cơ chế thị trường là tổng thể các yếu tố cung, cầu, giá cả và thị trường cùng cácmối quan hệ cơ bản vận động dưới sự điều tiết của các quy luật thị trường trongmôi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu duy nhất là lợi nhuận. Với cơ chế thị trường,báo chí sẽ theo quy luật cung cầu, cung cấp những sản phẩm theo nhu cầu và sởthích của người tiêu dùng. Các tờ báo, kênh truyền hình, trang báo điện tử…cạnhtranh nhau bằng những hit, rating, tira. Bên cạnh những tác động theo hướng tíchcực, buộc các nhà báo phải năng động, cố gắng nâng cao chất lượng tác phẩmhơn, thì cơ chế thị trường cũng gây ra những sức ép lớn để tăng doanh thu cho cơquan báo chí. Tác động tiêu cực của cơ chế thị trường làm cho một số người làmbáo quan tâm đến lơị ích cá nhân, lợi ích kinh tế và coi nhẹ lợi ích xã hộiCó một câu chuyện là: Một nam diễn viên tự tử tại nhà riêng do mâu thuẫn với bạngái là cô người mẫu và sau khi biết tin đó, có phóng viên đã tìm mọi cách để quayphim phỏng vấn cô người mẫu đó mặc dù cô ta đề nghị để cho cô được yên. 22%nhà báo được hỏi trong cuộc điều tra nói trên cho rằng, có thể chấp nhận hànhđộng vi phạm cuộc sống riêng tư của người khác vì đã đưa được hình ảnh và thôngtin tới xã hội. Có đúng là hành động này mang lại lợi ích xã hội hay không?Có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng,lợi ích công chúng. Chưa có một định nghĩa nào được coi là chuẩn. Số lượngngười được hưởng lợi là bao nhiêu thì hành động đó được coi là lợi ích cộngđồng? Có phải mọi thành viên của xã hội đều được hưởng lợi thì hành động đóđược coi là lợi ích cộng đ ...

Tài liệu được xem nhiều: