Danh mục

Hội nhập văn hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày các nội dung chính sau: Văn hóa và bản sắc văn hóa; Văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập; Một số giải pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội nhập văn hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc Việt NamHội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải HỘI NHẬP VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN BẢN SẮC DÂN TỘC VIỆT NAM Hoàng Hải Yến 1* 1 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội * Tác giả liên hệ: Email: yenhh@utc.edu.vn Tel: 0913391056Tóm tắt: Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, văn hoá Việt Nam có cơ hội hội nhập vàgiao lưu với các nền văn hoá khác của thế giới để làm giàu và khẳng định bản sắc củamình. Song, hơn lúc nào hết, đây cũng là giai đoạn mà các giá trị văn hoá truyền thốngcủa dân tộc phải đối diện với những tác động tiêu cực của toàn cầu hoá. Hội nhập quốctế đang là một nhu cầu khách quan; nó đòi hỏi chúng ta phải mở cửa, giao lưu vớicộng đồng thế giới để đón nhận và tiếp thu những giá trị mới, tiến bộ của nhân loại.Tuy nhiên, một dân tộc nào đó sẽ không còn là chính mình nếu đánh mất bản sắc vănhoá dân tộc. Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là hai mặt thốngnhất, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, đối với Việt Nam, việc nhận thức rõ vấn đềnày có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huygiá trị truyền thống dân tộc nói riêng và phát triển đất nước nói chung.Từ khóa: Văn hóa, Hội nhập, Bản sắc dân tộc, Toàn cầu hóa; Giữ gìn bản sắc1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lịch sử cho thấy, không có một nền văn hóa nào có thể phát triển được nếukhông có sự hội nhập với các nền văn hóa khác. Để Việt Nam trở thành đất nước giàumạnh, văn minh, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đề ra mục tiêu: Cùng với côngnghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.Mở cửa, giao lưu nhằm hội nhập văn hóa là phương thức tối ưu của việc phát triển vănhóa. Tuy nhiên, cùng với việc hội nhập, làm thế nào để giữ gìn được bản sắc văn hóadân tộc Việt Nam đang là một thách thức không nhỏ trong quá trình toàn cầu hóa hiệnnay.2. NỘI DUNG2.1. Văn hóa và bản sắc văn hóa Nếu như con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên thì văn hóa là sản phẩmđặc sắc của con người. Bằng tài năng sáng tạo, con người tác động lên giới tự nhiên,cải biến và chế tác những phương tiện nhằm phục vụ cuộc sống, thỏa mãn nhu cầu củamình. Vậy nên, bản chất của văn hóa thể hiện ít nhất trên ba phương diện: -523-Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải - Thế giới những sản phẩm (vật chất, tinh thần) kết tinh tinh hoa văn hóa nhânloại. - Những khả năng của con người theo mục đích nhằm thực hiện những lý tưởngcao đẹp. Đó là khía cạnh thể hiện sức mạnh bản chất của con người. - Trình độ nhân hóa bản thân con người, nâng trình độ văn minh con người theohướng tiến bộ. Đó là khía cạnh nhân cách, nhân văn của văn hóa. Ba khía cạnh này tạo thành một hệ thống thể hiện thái độ và cách ứng xử của conngười với tự nhiên, với xã hội, trong hoạt động sinh tồn và phát triển của mình. Nóicách khác, văn hóa là sự thăng hoa, sự hóa thân con người văn minh vào mọi hoàncảnh, mọi tương tác tự nhiên, xã hội, trong không gian và thời gian nhất định. Nhữngước mơ nhằm hoàn thiện cuộc sống thể hiện trong tâm lý, tình cảm, hành vi, thốngnhất trong suy nghĩ, ứng xử, trở thành nếp sống, cô đúc thành nguyên tắc và lý tưởngsống, biến vào trong phương thức hoạt động và tổ chức cuộc sống. Đời này qua đờikhác, tất cả những cái đó hình thành nên các lĩnh vực văn hóa: tôn giáo, đạo đức, trítuệ, nghệ thuật, giao tiếp, ứng xử, lao động, sinh hoạt, kinh doanh. Như vậy, có thể nói, văn hóa là sự hóa thân của đời sống, “nó thấm vào mọi lĩnhvực hoạt động của con người”, “nó xuyên suốt cơ thể xã hội” [4], nó biểu hiện trình độcon người, trình độ xã hội, văn minh loài người, văn hiến quốc gia. Theo Tổng giámđốc UNSECO định nghĩa: Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (củacá nhân và cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua hàng thế kỷ, các hoạt động sángtạo ấy đã cấu thành hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu, thẩm mỹ và lốisống mà dựa trên đó, từng dân tộc khẳng định bản sắc của mình. Toàn bộ những đặc điểm địa lý, môi trường tự nhiên, nhân chủng, điều kiện kinhtế, xã hội của mỗi dân tộc quy định đặc trưng tâm lý, ý thức, biến vào các biểu tượng,các mô thức (vật chất, tinh thần) thành các phong tục, lối sống, phong cách tư duy, thịhiếu, sở thích, tiêu chí đánh giá, phương thức hoạt động độc đáo. Tất cả những cái đótạo thành nét riêng của mỗi nền văn hóa mà người ta gọi là bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy nên, có thể hiểu bản sắc văn hóa dân tộc là hệ thống các giá trị đặc trưngnhất của một nền văn hóa đã được xác lập trong dân tộc đó, nó tồn tại và phát triểntrong s ...

Tài liệu được xem nhiều: