Bệnh lý xương khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi, biểu hiện chính là chứng thoái hóa khớp và loãng xương. Trong đó, thoái hóa khớp chiếm 35% số người bệnh.Bệnh xương khớp là quá trình lão hóa của các tế bào. 60% người trên 60 tuổi bị xương khớp. Ở người trẻ, chứng viêm tủy xương, thấp khớp cấp, đau lưng, vẹo và dị tật cột sống cũng thuộc bệnh lý này. Bên cạnh sự lão hóa cơ thể, nguyên nhân gây bệnh xương khớp còn do sự ô nhiễm môi trường, lao động nặng nhọc, thay đổi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hơn 60% người cao tuổi bị bệnh xương khớpHơn 60% người cao tuổi bị bệnh xương khớpBệnh lý xương khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi, biểu hiện chính làchứng thoái hóa khớp và loãng xương. Trong đó, thoái hóa khớp chiếm35% số người bệnh.Bệnh xương khớp là quá trình lão hóa của các tế bào. 60% người trên 60 tuổibị xương khớp. Ở người trẻ, chứng viêm tủy xương, thấp khớp cấp, đaulưng, vẹo và dị tật cột sống cũng thuộc bệnh lý này. Bên cạnh sự lão hóa cơthể, nguyên nhân gây bệnh xương khớp còn do sự ô nhiễm môi trường, laođộng nặng nhọc, thay đổi thời tiết…Thoái hóa khớp không thể chữa khỏi mà chỉ giảm đau và bảo tồn chức năngcủa khớp. Để điều trị các bệnh xương khớp, bạn nên kết hợp các biện phápdùng thuốc và không dùng thuốc.Theo đó, bạn cần chú ý tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàngngày như ngồi xổm, ngồi bó gối; tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, saitư thế khi khuân vác nặng; nên tập thể dục, thư giãn sau mỗi giờ lao động;bổ sung canxi, phospho, protide, vitamin B, C, D và tinh chất sụn có trongxương ống và khẩu phần ăn; tập thể dụng đều đặn, vừa sức, không tăng áplực cho khớp bằng môn xe đạp, đi bộ, tập dưỡng sinh.Nếu thừa cân, người bệnh nên giảm cân để bớt tải áp lực cho các khớp. Cácthuốc điều trị bao gồm thuốc giảm đau thông thường cho trường hợp nhẹhoặc thuốc chống viêm trong trường hợp nặng hơn. Tuy nhiên, người dùngnên chú ý đề phòng tác dụng phụ của thuốc (đặc biệt là chế phẩm có chứacorticoid) đối với đường tiêu hóa, gan, thận.Bên cạnh đó, để chữa bệnh về khớp, y học cổ truyền cũng hướng tới lưuthông khí huyết ở gân, xương, đưa các yếu tố gây bệnh (phong hàn, thấp,nhiệt) ra ngoài và phòng chống tái phát. Các phương pháp điều trị bao gồm:tập luyện vận động, dưỡng sinh, xoa bóp, chườm nóng, ăn uống và châmcứu; dùng thuốc xoa bóp bên ngoài kết hợp với thuốc uống (trong uốngngoài thoa) để đạt hiệu quả tốt nhất.Hiện nay, một số loại thuốc xoa bóp của Đông Y có tác dụng thông khíhuyết tốt, giảm đau nhanh mà không gây nóng rát khó chịu.