Tôi chần chừ trước chuyến đi Thiên Tân (Tianjin) mấy lần, dù thành phố này cách Bắc Kinh, nơi tôi đang làm việc, chỉ nửa tiếng đồng hồ đi tàu, vì nghĩ Thiên Tân cũng na ná Bắc Kinh, có gì lạ đâu. Chợt một hôm rảnh rỗi, tôi đi Thiên Tân chỉ đơn giản là: “Gần mà, đi ăn cái bánh bao Gou Bu Li rồi về!”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hỗn hợp Âu – Á ở Thiên Tân Hỗn hợp Âu – Á ở Thiên TânTôi chần chừ trước chuyến đi Thiên Tân (Tianjin) mấy lần, dù thành phố nàycách Bắc Kinh, nơi tôi đang làm việc, chỉ nửa tiếng đồng hồ đi tàu, vì nghĩThiên Tân cũng na ná Bắc Kinh, có gì lạ đâu. Chợt một hôm rảnh rỗi, tôi điThiên Tân chỉ đơn giản là: “Gần mà, đi ăn cái bánh bao Gou Bu Li rồi về!”. Nhà ga Thiên TânTàu từ ga Nam Bắc Kinh đến Thiên Tân cứ 20 phút lại có một chuyến, là mộttrong những loại tàu cao tốc nhanh nhất thế giới với tốc độ 330km/giờ, đi quađoạn đường 120km chỉ mất 35 phút. Hoàn toàn khác với những gì tôi đã nghĩ,Thiên Tân làm tôi thích thú ngay từ lúc bước ra khỏi cửa ga. Quảng trường trướcga Thiên Tân nhìn ra dòng Hải Hà (HaiHe), nơi hẹn hò của người dân và khách dulịch. Bên kia bờ, những tòa nhà cổ kính với giàn hoa phía trước, in bóng xuốngdòng sông. Ngay bùng binh gần kế quảng trường, chiếc đồng hồ Thế Kỉ cầu kì vàto lớn là điểm ngắm của vô số tay nhiếp ảnh. Quảng trường trước ga Thiên Tân Một trường học cho trẻ em người Anh thời trướcThiên Tân là thành phố đông dân thứ sáu ở Trung Quốc (với 11 triệu người),nhưng lại mang dáng dấp của một đô thị châu Âu. Nếu ai đó muốn t ìm một ví dụvề sự hòa trộn kiến trúc Âu – Á thì chắc chắn không nên bỏ qua Thiên Tân. Vớitên gọi Ngũ Đại Đạo (Wu Da Dao), khu vực gần ngay trung tâm thành phố baogồm 5 con đường chính: Machangdao, Munandao, Dalidao, Chongqingdao vàChengdudao cùng nhiều đường nhỏ khác; là nơi có đến gần 2000 biệt thự và tòanhà do người Pháp, Đức, Ý, Anh, Tây Ban Nha… xây dựng trong những năm1920-1930 vẫn vẫn còn tồn tại đến nay.Tại Wu Da Dao, khách du lịch trẻ như tôi thì thích đi bộ ngắm nghía, chụp hìnhtừng ngôi nhà, hay đạp xe đạp 4, xe đạp 6 người. Khách du lịch lớn tuổi thì thíchngồi trên những chiếc xe ngựa nghe hướng dẫn viên kể chuyện… Giữa những biệtthự theo kiểu châu Âu đó nổi bật lên một ngôi nhà được trang trí toàn bộ mặt tiềnbằng gốm sứ Trung Quốc, nơi du khách không những được sờ ngắm những tácphẩm gốm sứ có từ thời nhà Thanh, mà còn được thưởng thức món ăn của nhàhàng Quảng Đông bên trong. Xe đạp 4 người Xe ngựa tham quan khu Ngũ Đại ĐạoDấu ấn của Ý đậm nét nhất ở Thiên Tân là khu vực Quận Ý (Italian Style Town)nằm cạnh nhà ga Thiên Tân. Tôi đếm thấy có đến 5 cặp đang chụp hình đám cướiở đây, bởi bất kì ngóc ngách nào ở đây, từ Venice Club, quảng trường nhỏ, quáncà phê, hàng kem…cũng đều lãng mạn… rất Ý. Phong cảnh khu Quận ÝKhi ánh hoàng hôn dần tàn, tôi thả bộ dọc đường Văn Hóa Cổ (Gu Wen hua jie),đi bên dưới những chiếc đèn lồng đỏ treo cao. Trên cánh cửa chính và cửa sổ củamột số ngôi nhà có những tranh vẽ mô tả những truyền thuyết nổi tiếng ở TrungQuốc. Mặt trời như chiếc bánh cam từ từ trốn sau cung Thiên Hậu và lầu Trống,hàng quán hai bên đường cũng rục rịch đóng cửa…Mải ấn tượng trước những vẻ đẹp mà mình không chuẩn bị trước rằng sẽ bắt gặp ởThiên Tân, tôi tí nữa quên mất lí do ban đầu đến đây là để ăn bánh bao Gou Bu Li.Chuyện kể rằng cậu bé 14 tuổi tên Chó con (GouZi) sau thời gian làm thêm ở mộttiệm bánh bao, đã học được nghề và tự mở quầy nhỏ bán bánh bao bên đường.Bánh bao của cậu làm ngon đến nỗi quầy nhỏ ấy thành cửa tiệm lớn như hiện naytừ năm 1858. Cửa hàng đông khách khiến cậu bận bịu với việc làm bánh và mọingười bắt đầu lan truyền với nhau rằng: “Gou Bu Li”, nghĩa l à Chó con không nóichuyện, không để ý đến những người xung quanh. Tượng ở một góc đườngCòn 15 phút nữa thì chuyến tàu đêm cuối cùng rời Thiên Tân chạy về Bắc Kinh,tôi vẫn đứng nấn ná ở cổng ga, cố ghi vào trí nhớ hình ảnh dãy nhà bên sông vớinhững ánh đèn rực rỡ như những viên ngọc lung linh cả một đoạn Hải Hà. ...