Danh mục

Hôn nhân của người Thái: Từ nhận thức đến hành vi ứng xử

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 209.44 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Hôn nhân của người Thái: Từ nhận thức đến hành vi ứng xử làm rõ một số quan niệm, nhận thức và hành vi ứng xử của người Thái về các vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân. Mời các bạn tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về điều này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hôn nhân của người Thái: Từ nhận thức đến hành vi ứng xửHôn nhân của người Thái: từ nhận thứcđến hành vi ứng xửLê Hải Đăng*Tóm tắt: Ở Việt Nam, tộc người Thái có phong tục, tập quán phong phú và đadạng. Hôn nhân của người Thái trong xã hội truyền thống chứa đựng nhiều giá trị vănhóa; gồm nhiều nguyên tắc, nghi thức và nghi lễ độc đáo đánh dấu mốc lớn trong chukỳ đời người. Các nghi lễ cưới xin hàm chứa nhiều giá trị về đạo đức, tâm lý, tìnhcảm, hành vi ứng xử xã hội; là dịp để các thành viên trong cộng đồng thắt chặt mốiquan hệ họ hàng, láng giềng. Điều đó được minh chứng qua những tục lệ tốt đẹp, mangtính nhân bản.Từ khóa: Người Thái; hôn nhân; nhận thức; ứng xử.1. Mở đầuNgười Thái ở Việt Nam là một trongnhững tộc người thiểu số có truyền thốngvăn hóa độc đáo, cư trú chủ yếu ở các tỉnhTây Bắc và miền tây tỉnh Thanh Hóa, NghệAn. Người Thái tập trung đông nhất ở batỉnh Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An(70,5%) [4]. Trong quá trình phát triển lịchsử, người Thái ở nhiều nơi trên đất nước tađã hình thành đời sống văn hóa phong phú,tạo ra những sự khác biệt ở các nhóm địaphương. Bài viết này làm rõ một số quanniệm, nhận thức và hành vi ứng xử củangười Thái về các vấn đề liên quan đến đờisống hôn nhân.2. Nhận thức của người Thái về hôn nhânCũng như các tộc người khác, ngườiThái quan niệm hôn nhân là quy luật củađời sống xã hội để tái sản xuất sức laođộng và nối dõi dòng giống. Ngoài ra, kếthôn còn để sinh con - điểm tựa cho bố mẹkhi về già, và đặc biệt để tăng thêm thế lựccho dòng họ. Bởi quan niệm truyền thốngnhư vậy nên gia đình của họ thường cónhiều con. Hôn nhân ở người Thái dựa trêntình yêu của đôi trai gái, đặc biệt dựa trênsự đồng thuận giữa hai gia đình. Điều nàycòn vượt lên trên cả sự đồng thuận của đôinam nữ, bởi đó không chỉ là việc riêng củađôi trẻ mà còn liên quan mật thiết đến cảgia đình, dòng họ, đặc biệt đến chuyện“nối dõi tông đường”, thờ cúng tổ tiên.Như vậy, hôn nhân của người Thái dựatrên tình yêu của đôi lứa, nhưng có sựđồng ý của bố mẹ hai bên gia đình và đượcđôi trẻ đề cao.*Chế độ hôn nhân của người Thái là mộtvợ một chồng, tuân thủ quy định của luậttục. Người dân cho biết nếu ai vi phạm sẽ bịphạt vạ, không có trường hợp ngoại lệ, bấtkể đó là con cái hay người thân của chủmường (Chẩu mường), chủ đất (Chẩu đin).(*)Tiến sĩ, Viện Thông tin Khoa học xã hội. ViệnHàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. ĐT:0912151915.Email:lehaidang74@gmail.com.Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triểnKhoa học và Công nghệ Quốc gia (Nafosted) trongđề tài mã số: IV2.2-2013.1483Lê Hải ĐăngHôn nhân không chỉ là “chất xúc tác”, gắnkết hai con người, hai gia đình mà còn cóvai trò liên kết các dòng họ, tạo nên mộtliên minh, thế lực trong cộng đồng bảnmường. Rất hiếm thấy trường hợp mộtngười đàn ông mà có nhiều vợ. Tuy nhiên,đôi khi cũng có người lấy vợ lẽ; đó làtrường hợp hi hữu, khi mà người vợ cảkhông thể sinh con.Hôn nhân cần phải thể hiện sự trọng thịgiữa nhà trai và nhà gái; vì thế mới xuấthiện vai trò của vợ chồng ông bà mối (xoọclạm) - người am hiểu phong tục tập quán,biết làm mát lòng, mát mặt cả hai họ bằngtài ăn nói và cũng là người điều hành cácnghi lễ. Cùng với xoọc lạm, người Thái cònđặc biệt đề cao quyền của ông cậu(avunculat) trong các quyết định dẫn tớihôn nhân và chỉ đạo, điều hành hôn lễ.Khi chọn vợ, chọn chồng, người Tháikhông chỉ xem xét điều kiện kinh tế của giađình sẽ kết thông gia mà còn quan tâm đếnphong cách sống và đạo đức của họ. Thôngthường, khi chọn vợ, người đàn ông để ýxem hoàn cảnh kinh tế của gia đình nhà vợthế nào, anh em họ hàng ra sao. Hơn tất cả,họ đặc biệt lưu tâm đến sức khỏe, tính siêngnăng, cần cù, khéo léo, hiền hậu và sựchung thủy của người mà mình sẽ lấy làmvợ. Khi gả con gái, gia đình bên vợ cũngmuốn kén những chàng rể khỏe mạnh, tháovát trong việc ruộng nương. Sức khỏe làyếu tố hàng đầu trong những tiêu chí chọnvợ, chọn chồng của đồng bào nơi đây. Hơnnữa, ở người Thái, hoạt động kinh tế chủyếu mang tính tự cấp tự túc, kinh tế thịtrường tuy cũng tác động ít nhiều nhưngkhông đáng kể, bởi vậy người vợ có vai tròrất quan trọng trong việc nội trợ cũng nhưsản xuất ra của cải vật chất, đáp ứng nhucầu ăn, mặc trong gia đình.Hình thức của phụ nữ, tuy không phảilà tiêu chí hàng đầu, song lại là yếu tố màcác chàng trai luôn để ý. Họ cho rằng sứckhỏe và sắc đẹp là do thiên phú, nhưngphẩm chất cần cù, siêng năng, tháo vátcũng như sự ứng xử khéo léo là do truyềnthống và giáo dục gia đình. Hơn nữa,những phẩm chất đó còn được rèn luyện,thử thách trong cuộc sống hằng ngày. Đôikhi các bậc cha mẹ có thể châm chước, bỏqua những điểm chưa được để quyết địnhviệc hôn nhân cho con cái. Những tiêu chítrên thể hiện quan niệm của người Thái vềnhững phẩm chất lý tưởng của người làmvợ, làm chồng và làm con trong gia đình.Có lẽ, đó cũng là ước mơ của hầu hết cáctộc người, bởi nó hội tụ đủ các yếu tố sứckhỏe, đạo đức và công việc.Trong xã hội tr ...

Tài liệu được xem nhiều: