Nghe quảng cáo đắp mặt nạ thuốc bắc chữa nám da rất hiệu quả mà lại "lành", chị Lan đến một một thẩm mỹ viện tại Hà Nội để thực hiện. Thế nhưng, mới đắp vài lần, mặt chị trở nên sưng nề, tấy đỏ, chảy nước. Vốn có làn da khá trắng, mịn nhưng mấy năm nay, vài vết nám xuất hiện khiến chị Lan (40 tuổi ở Trường Chinh, Hà Nội) cảm thấy thiếu tự tin. Cách đây một tháng, nghe người bạn giới thiệu có thẩm mỹ viện trị nám bằng phương pháp đắp mặt nạ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hỏng mặt vì đắp mặt nạ tại mỹ viện
Hỏng mặt vì đắp mặt nạ
tại mỹ viện
Nghe quảng cáo đắp mặt
nạ thuốc bắc chữa nám da
rất hiệu quả mà lại lành,
chị Lan đến một một thẩm
mỹ viện tại Hà Nội để thực
hiện. Thế nhưng, mới đắp
vài lần, mặt chị trở nên
sưng nề, tấy đỏ, chảy nước.
Vốn có làn da khá trắng, mịn
nhưng mấy năm nay, vài vết nám xuất hiện khiến chị Lan
(40 tuổi ở Trường Chinh, Hà Nội) cảm thấy thiếu tự tin.
Cách đây một tháng, nghe người bạn giới thiệu có thẩm mỹ
viện trị nám bằng phương pháp đắp mặt nạ thuốc Bắc rất
hiệu quả, không có tác dụng phụ vì không sử dụng hóa
chất, chị đến làm luôn.
Sau 3 ngày đắp mặt, chị Lan thấy làn da mình tấy đỏ. Hỏi
chuyên viên của mỹ viện, chị được trả lời rằng như thế
chứng tỏ thuốc đã có tác dụng, đã tẩy hết lớp tế bào chết,
làm bong tróc các vết nám. Chị Lan tin vậy nên cố chịu
cảm giác rấm rứt trên mặt.. Thế nhưng, 5 ngày sau chị phải
nhập viện bởi toàn khuôn mặt sưng nề, nổi ban đỏ và chảy
nước. Chị có cảm giác ngứa, đau rát rất khó chịu.
Tại khoa Dị ứng – miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch
Mai, chị Lan được bác sĩ cho biết mình bị viêm da do dị
ứng với một số thành phần trong mặt nạ thuốc Bắc. Bây
giờ, sau khi đã điều trị khỏi, da chị vẫn bị sẹo, thâm, các
vết nám càng đậm màu hơn.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Khoa dị ứng – miễn dịch lâm
sàng, Bệnh viện Bạch Mai – người trực tiếp điều trị cho chị
Lan – cho biết, ngoài chị Lan, viện đã tiếp nhận nhiều
trường hợp chị em dị ứng do đắp mặt nạ, kể cả mặt nạ
thuốc bắc.
Theo bác sĩ Trường, về nguyên tắc, việc đắp mặt nạ sẽ làm
bong lớp sừng, các tế bào chết và giúp các chất dưỡng
ngấm sâu vào da. Để có tác dụng tức thời, các loại mặt nạ
thường phải chứa nhiều hóa chất hơn là mỹ phẩm thông
thường nên khả năng gây dị ứng cao hơn, đồng thời biểu
hiện nhiễm độc cũng nặng hơn như bong tróc da, chảy
nước, sưng nề. Đặc biệt, các tổn thương vùng mặt này
thường để lại di chứng nặng nề như sẹo, thâm da, nám da…
Thuốc bắc gồm nhiều thành phần khác nhau và vẫn có khả
năng gây dị ứng như bất cứ loại thuốc khác, chỉ có điều có
thể phản ứng của nó diễn ra chậm hơn.
Dị ứng khi đắp mặt nạ thuộc loại phát ra muộn, thường là
2-3 ngày sau khi đắp, chứ không biểu hiện ngay như khi sử
dụng các loại mỹ phẩm bôi da khác. Các tổn thương thường
là ở ngay vùng mặt (phần da được đắp) hay lan xuống cổ,
trường hợp nặng lắm mới biểu hiện toàn thân.
Theo bác sĩ Trường, điều nguy hiểm nhất hiện nay, rất
nhiều chị em sử dụng mỹ phẩm, trong đó có đắp mặt nạ,
chỉ nghe theo quảng cáo hay truyền miệng nhau mà không
tìm hiểu kỹ về thành phần, công dụng hay việc hiệu quả và
tính an toàn của sản phẩm đã được kiểm chứng chưa. Vì
thế, rất nhiều trường hợp bị phản tác dụng. Bác sĩ cho biết,
ngay cả những sản phẩm 100% từ thiên nhiên như các
loại củ, quả vẫn có thể gây dị ứng cho người đắp bởi trên lý
thuyết cứ thức gì chứa protein là có khả năng gây dị ứng.
Bác sĩ Trường khuyến cáo, khi đắp mặt hay sử dụng bất kỳ
loại mỹ phẩm nào, chị em nên tìm hiểu kỹ, biết rõ nguồn
gốc, xuất xứ, thành phần. Và tốt nhất, để hạn chế nguy cơ
dị ứng, trước khi đắp lên mặt, nên thử đắp vào vùng trong
của cánh tay (phần da mỏng), sau đó theo dõi trong 2-3
ngày, nếu thấy có biểu hiện mẩn đỏ, ngứa thì không nên
dùng.