Danh mục

Hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp thực trạng và những vấn đề đặt ra

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.24 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập hợp những chủ trương, chính sách của Việt Nam về hợp tác quốc tế (HTQT) trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN), trình bày một số vấn đề về thực trạng tại Việt Nam hiện nay, trong đó nêu bật những kết quả đã đạt được, phân tích những hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, bài viết trình bày những vấn đề đặt ra và đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy phát triển HTQT trong GDNN thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp thực trạng và những vấn đề đặt ra HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Trương Anh Dũng * TÓM TẮT: Bài viết tập hợp những chủ trương, chính sách của Việt Nam về hợp tác quốc tế (HTQT) trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN), trình bày một số vấn đề về thực trạng tại Việt Nam hiện nay, trong đó nêu bật những kết quả đã đạt được, phân tích những hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, bài viết trình bày những vấn đề đặt ra và đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy phát triển HTQT trong GDNN thời gian tới. Từ khóa: giáo dục nghề nghiệp, hợp tác quốc tế, thực trạng, giải pháp phát triển I. CHỦ TRƯƠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ mục tiêu đối với GDNN: “Tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”; - Luật Giáo dục nghề nghiệp nêu mục tiêu HTQT trong GDNN là nhằm nâng cao chất lượng GDNN theo hướng hiện đại, tiếp cận nền GDNN tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; tạo điều kiện để cơ sở GDNN phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước mở rộng, phát triển HTQT trong lĩnh vực GDNN theo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia và các bên cùng có lợi. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tham gia giảng dạy, nghiên cứu, đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ về GDNN ở Việt Nam; được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; - Nghị quyết của Quốc hội về mục tiêu HTQT trong GDNN cũng hướng đến * Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN 421 “Nâng cao chất lượng GDNN theo hướng hiện đại, tiếp cận nền GDNN tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Tạo điều kiện để cơ sở GDNN phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; - Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020 đã nêu: “Tăng cường và mở rộng HTQT để phát triển đào tạo nghề, tập trung xây dựng các trường nghề chất lượng cao, trong đó ưu tiên các trường đạt đẳng cấp quốc tế các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế”. II. KẾT QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 1. Các hoạt động hợp tác quốc tế Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về HTQT trong GDNN, thời gian qua, một số nội dung hoạt động đã được triển khai như: - Xây dựng các chính sách mở hơn nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: liên kết đào tạo với nước ngoài; đặt văn phòng đại diện của các tổ chức, cơ sở GDNN tại nước ngoài ở Việt Nam và của Việt Nam tại nước ngoài; doanh nghiệp nước ngoài tham gia GDNN,…; - Chuyển giao các bộ chương trình đào tạo từ các nước phát triển và tổ chức đào tạo thí điểm theo tiêu chuẩn của nước chuyển giao và được tổ chức kiểm định quốc tế công nhận trình độ kỹ năng; - Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý tại nước ngoài; - Xây dựng hệ thống mạng lưới các đối tác phát triển đã và đang hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực GDNN; - Triển khai hiệu quả các dự án hỗ trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật vốn ODA từ các đối tác phát triển. - Thành lập bộ phận HTQT trong các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương và tại các cơ sở GDNN. - Tham gia và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, diễn đàn song phương, đa phương trong lĩnh vực GDNN. - Xây dựng, ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế. - Triển khai các hoạt động nghiên cứu với nhiều đối tác quốc tế. - Các cơ sở GDNN chủ động triển khai, tìm kiếm đối tác liên kết đào tạo. 422 Thông qua tiến trình hội nhập sâu rộng và đa chiều trong nhiều khía cạnh của lĩnh vực GDNN, Việt Nam đã từng bước cải thiện cả về số lượng và chất lượng đào tạo, nâng cao trình độ của lực lượng lao động, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, từng bước thu hẹp khoảng cách trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Sự chủ động, tích cực trong việc triển khai các hoạt động HTQT trong lĩnh vực GDNN đã mang lại cho Việt Nam nhiều sự hỗ trợ hiệu quả. Việt Nam đã và đang nhận được sự hỗ trợ v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: