Thông tin tài liệu:
Đêm trăng mùa lũ. Những nấm mộ loi ngoi giữa dòng nước đục ngầu. Ánh trăng lấp lóa phản chiếu trên mặt nước những vệt sáng lân tinh ma quái. Tôi áp tai vào mạn xuồng nghe tiếng nước chảy róc rách. Lũ nhấn chìm ngôi mộ ông ngoại tôi mới chôn ba ngày. Trăng mùa lũ buồn tế tái. Tôi chợt nghe văng vẳng giọng mình:” Ông ngoại ơi ! ở cõi âm ông có lạnh lắm không? “.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hư vô trắngHư vô trắngĐêm trăng mùa lũ. Những nấm mộ loi ngoi giữa dòng nước đục ngầu. Ánh trănglấp lóa phản chiếu trên mặt nước những vệt sáng lân tinh ma quái. Tôi áp tai vàomạn xuồng nghe tiếng nước chảy róc rách. Lũ nhấn chìm ngôi mộ ông ngoại tôimới chôn ba ngày. Trăng mùa lũ buồn tế tái. Tôi chợt nghe văng vẳng giọngmình:” Ông ngoại ơi ! ở cõi âm ông có lạnh lắm không? “. Đâu đây nước rócrách:” Lạnh lắm.”. Tôi giật mình choàng tỉnh. Trăng vẫn thản nhiên sáng vằng vặcvà tròn vành vạnh. Trước mắt tôi giấc mơ trắng tan vỡ và chìm vào hư vô.Má tôi ngồi trước hiên nhà, chậm rãi đưa khăn rằn chấm nước mắt nói:” Tội nghiệpông ngoại con. Chết giữa mùa lũ coi như phải chết hai lần….”. Tôi ngẩn ngơ nhìnngấn lũ trên bức tường loang lổ nói:” Con thấy tội nghiệp cu Tý. Lũ về nó khôngcòn chỗ để chơi…”Giọng má tôi nghèn nghẹn:” Vậy mà có người mong lũ về. Lũ về giăng lưới bắtcá”. Ba tôi đung đưa chiếc võng giăng trên cột nhà, nói:” Có kẻ còn mong lũ về đểđược nhận hàng cứu trợ. Thiệt là lạ. Dân miền Tây mình đâu có hèn như vậy….”.Tôi nhớ một lần trong tiệc nhậu, thằng bạn tên Tâm là cộng tác viên một tờ báobảo:” Nè ! Cương ! Mày quê ở miền Tây mày có hiểu tại sao con gái miền Tây lênSài Gòn bán bia ôm và làm gái nhiều qúa không vậy ?”. Câu hỏi của Tâm khiếnmặt tôi nóng bừng vì tức giận. Tôi nắm chặt tay định đấm vào bộ mặt bành bạnhcủa thằng láu cá. Tôi chợt nghĩ Tâm mời tôi ăn nhậu chẳng lẽ chỉ vì một câu nóimà đánh nó. Tôi nghĩ mình đúng là thằng hèn.Ba tôi trầm tư hút thuốc và cất giọng trầm lắng:” Lũ về, bao nhiêu tiền của bị mấttrắng. Người ta cứ hô hào chung sống với lũ mà không hiểu rõ là phải sống chungnhư thế nào. Chẳng lẽ chỉ có đắp đê bao ngăn nước mà gọi là sống chung với lũ ?”.Ba tôi nói thầm như đang độc thoại. Lát sau, ba tôi lại chuyển sang chuyện khác.Ba kể rằng cách đây hai mươi năm, ba má đi chài cá giữa mùa lũ. Đêm ấy, trănghắt những quầng sáng nhợt nhạt xuống mặt nước. Lưới bị vướng vào khối gỗ lớn.Ba phóng xuống nước bơi lại để gỡ, chợt điếng hồn khi nhận ra chiếc quan tài vàngchóe còn hăng hăng mùi gỗ. Ba hốt hoảng quăng cả lưới, bơi lại xuồng và cùng mávội vã bơi xuồng về nhà. Mấy ngày sau ba má mới biết đó là chiếc quan tài củamột đưa trẻ bị chết đuối giữa mùa lũ. Nấm mộ vừa chôn được mấy ngày thì quantài bị lũ cuốn trôi. Kể từ lần đó, ba má tôi không dám bơi xuồng đi chài cá vào đêmtrăng mùa lũ nữa.Ba tôi cùng tôi bơi xuồng sang thăm ông Tư hàng xóm. Ông Tư quê ở miền Trung.Ông Tư sống trong căn nhà lá nhỏ, không vợ con, suốt ngày thui thủi một mình.Ngồi vắt vẻo trên những thanh gỗ bắc ngang cửa, ông Tư nhắp cạn ly rượu và khềkhà:” Người ta nói cáo chết ba năm quay đầu về núi. Tui không sợ chết nhưng tuisợ chết vào mùa lũ. Tui sợ lũ cuốn trôi quan tài, linh hồn tui không quay về quêđược….”Ông Tư sống ở xóm này đã hơn bốn mươi năm. Ông không có miếng đất cắm dùi,chỉ làm thuê làm mướn sống qua ngày. Ba tôi bảo:” Anh Tư sống vậy mà khỏe.Không có gì ràng buộc. Muốn sống thế nào cũng được….”. Ông Tư rót đầy lyrượu, cười khùng khục:” Tui nhớ đất quê hương lắm. Xóm này là quê hương thứhai của tui. Anh Hai biết không, tui bị đẻ rơi ngoài đồng. Mẹ tui lấy chiếc áo thợcấy bọc tui đem về nhà. Lớn lên, tui cứ bị ám ảnh bởi cái mùi của bùn non…”. ÔngTư lần bước đến bên bàn thờ, lấy chiếc hộp sắt tây rỉ sét, mở nắp, nhìn chăm chămvào bên trong và nói:” Anh có biết cái gì bên trong này không?”. Ba tôi hỏi:” Vànghay gì vậy anh Tư?”. Ông Tư cười, chậm rãi nói:” Báu vật đó.”. Ông Tư nghiêngchiếc hộp sát vào mũi và hít lấy hít để. Gương mặt ông thanh thảnh như đang chìmđắm vào thế giới của hoài niệm. Lát sau, ông Tư đưa chiếc hộp cho ba tôi và thìthầm:”….Đất…….quê hương tui đó. Trước khi rời quê hương vào Nam tui đã lấynắm đất trước hiên nhà bỏ vào chiếc hộp sắt tây mang theo. Bao năm qua, tui đãgiữ chiếc hộp này như báu vật. Tui không hiểu tại sao tui lại nhớ cái mùi đất củaquê hương như vậy. Có lẽ do khi bị đẻ rơi ngoài đồng tôi đã được ngửi mùi bùnngai ngái…”Ông Tư dốc cạn ly rượu, cất giọng nghèn nghẹn:” Mai này, tui có mệnh hệ gì chắcphải nhờ anh Hai giúp. Tui muốn được hỏa thiêu. Anh nhớ trộn nắm đất quê hươngtrong chiếc hộp này với tro của thân xác tui. Anh giúp tui rải tro xuống sôngđể….nước cuốn trôi……..Hồn tui sẽ quay về quê hương.”. Ba tôi khề khà nói:”Anh còn khỏe mà anh Tư. Anh đừng nói chuyện gở. Ý nguyện của anh tôi sẽ thựchiện. Thôi ! Bây giờ mình uống rượu đi…”. Ông Tư trầm ngâm một lát và nói:”Tui hiểu sức mình mà anh Hai. Đời người rồi ai cũng phải về hư vô. Nhiều khingồi nhìn dòng nước tui nghiệm ra một điều: ở đời không gì thoát khỏi hư vô. Cuốicùng, đời người chỉ còn nhúm tro màu trắng. Dù thế nào cũng phải có tấm lòng….”Ba ngày sau, ông Tư bị trúng gió và lặng lẽ ra đi. Ba tôi và bà con hàng xóm đãlàm đúng tâm nguyện cuối cùng của ông Tư. Nắm đất quê hương được trộn vớibình tro lấy từ lò thiêu và rải xuống dòng sông. Tôi thầm mong ở thế giới hư vôlinh hồn ông Tư sẽ quay về với mảnh đất quê hương. ...