Danh mục

Hùng vĩ cao nguyên đá Đồng Văn

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 333.40 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nơi địa đầu đất nước, Cao nguyên đá Đồng Văn – Hà Giang là một trong những địa danh hùng vĩ nhất Việt Nam. Với độ cao trung bình 1400-1600m so với mực nước biển, tổng diện tích 2.530 km2 trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Cao nguyên đá hội tụ những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, đa dạng, có giá trị khoa học phong phú và chứa đựng trong mình những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hùng vĩ cao nguyên đá Đồng Văn Hùng vĩ cao nguyên đá Đồng VănNơi địa đầu đất nước, Cao nguyên đá Đồng Văn – Hà Giang là một trong những địadanh hùng vĩ nhất Việt Nam.Với độ cao trung bình 1400-1600m so với mực nước biển, tổng diện tích 2.530 km2 trảirộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Cao nguyên đá hội tụnhững cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, đa dạng, có giá trị khoa học phong phú và chứađựng trong mình những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Cao nguyên đá Đồng VănCao nguyên hùng vĩ và nên thơCó lẽ người Việt Nam nào cũng mong ước được một lần đặt chân đến Lũng Cú- vùng đấtbiên cương huyền thoại trên Cao nguyên đá Đồng Văn, nơi được xem là “nóc nhà ViệtNam”, một vùng đất chỉ có trùng điệp là đá mà tạo nên vẻ đẹp quyến rũ, riêng biệt.Từ thị xã Hà Giang lên Lũng Cú, mảnh đất địa đầu Tổ quốc là quãng đường dài 200 kmvới nhiều khúc cua tay áo, một bên vách đá dựng đứng, một bên vực sâu thăm thẳm.Lũng Cú, tiếng Mông là lũng ngô, thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Trên chóp đỉnhnúi Rồng (Long Sơn), Cột cờ Quốc gia Lũng Cú được thiết kế theo hình bát giác, chân bệcó phù điêu đá xanh mang nét hoa văn của trống đồng Đông Sơn và minh họa các giaiđoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước, cũng như con người, tập quán của đồng bàocác dân tộc Hà Giang. Lá cờ đỏ sao vàng rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc ViệtNam- biểu tượng thiêng liêng của chủ quyền đất nước nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốctung bay trước gió. Thấp thoáng phía xa xa có thác nước len lỏi sau những vách đá,những ô ruộng bậc thang đan xen. Những bản làng xinh xắn với nếp nhà sàn ẩn hiện saunhững bức tường xếp bằng đá.Vào mùa xuân, hoa mận nở trắng rừng Lũng Cú, xen lẫn những hạt tuyết còn sót lại longlanh dưới tia nắng mặt trời. Dưới thung lũng, hoa đào rực lên trong sương sớm, thấpthoáng những dải sa mộc bạt ngàn như hàng ngàn chiếc ô vươn lên bất chấp sương, tuyết,gió lạnh.Đến nay, ở Lũng Cú còn bảo lưu được những hiện vật lịch sử, văn hóa quý giá tiêu biểutừ thời Hùng Vương. Theo sử sách ghi lại, vào thời Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung đãcho đặt ở nơi biên ải này một chiếc trống lớn, thời đó tiếng trống là phương tiện thông tinnhanh nhất, vị trí đặt trống của nhà vua là trạm biên phòng tiền tiêu Lũng Cú bây giờ.Nằm ẩn mình trong thung lũng mây Sà Phìn, sau những tán sa mộc thẳng tắp vươn mìnhcao vút, Khu di tích lịch sử cấp quốc gia “nhà Vương” từ lâu đã trở thành điểm đến củanhiều lữ khách khi lên thăm cao nguyên đá Đồng Văn. Nhà Vương như một “pháo đài”của “Vua Mèo” Vương Chính Đức và con trai là Vương Chí Sình (người được Bác Hồtặng câu đối: “Tận trung báo quốc/ Bất thụ nô lệ”) và gia tộc họ Vương.Đây là một công trình độc đáo, mô phỏng một phần kiến trúc đời Thanh (Trung Quốc)kết hợp với các hoa văn của người Mông với 4 dãy nhà ngang và 6 dãy dọc, kết cấu haitầng 64 buồng. Khu dinh thự nằm trên một quả đồi có hình mai rùa, được ví như là “thầnKim Quy”, nhìn về hướng nam. Tường được trình bằng đất sét. Móng nhà làm bằng đá,bên trong ghép ván, cột kèo bằng gỗ, sàn lát ván gỗ, mái lợp ngói máng, hiên nhà lợpngói ống trang trí hoa văn chữ “thọ”. Các bộ phận dù bằng đá hay gỗ đều được chạmkhắc cầu kỳ, khéo léo thành hình rồng, phượng… tượng trưng cho sự trường tồn, hưngthịnh của các dòng họ quyền quý. Trải qua gần trăm năm, bao mưa nắng, gió bão, có chỗđã bị thời gian mài mòn, hoang phế, nhưng về cơ bản đến nay nhà Vương vẫn giữ đượchình dáng xưa cũ.Chênh vênh giữa những lớp đá, lớp núi lô xô trùng điệp, Mã Pì Lèng được du khách coilà một trong “tứ đại đỉnh đèo” tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ,Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin. Các học giả Pháp, từ cả trăm năm trước, đã gọi đỉnh MãPì Lèng nói riêng và Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung làmột “Tượng đài Địa chất”. Đi trên đèo Mã Pì Lèng nhìn xuống vực sâu, con sông NhoQuế chỉ bé như một sợi chỉ mà muốn xuống đến mặt nước của sông phải mất hơn mộtngày đường.Mã Pì Lèng có nghĩa là Sống mũi ngựa, là cung đường đèo hiểm trở, vượt đỉnh Mã PìLèng cao khoảng 2.000m, thuộc cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tênĐường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Hàngvạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượtMã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi đá tai mèo màthi công trong suốt 11 tháng.Ngày 16/11/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã quyết định xếp khu vựcMã Pì Lèng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Theo đó danh lam thắng cảnh Mã PìLèng bao gồm: đèo Mã Pì Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnhquan; khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vàoloại đẹp nhất ở Việt Nam; hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiếntạo độc nhất vô nhị ở Việt Na ...

Tài liệu được xem nhiều: