Danh mục

Hương bồ kết

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 172.18 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đi hết khúc đường đất đỏ lầy lội, thấy tấm bảng để chữ ấp Xóm Mới, hỏi thăm ai cũng biết nhà ông ba Vườn. Đó là vườn trái cây lớn nhất huyện. Ông trồng đủ thứ loại trái cây, những cây cho trái theo mùa và cả những cây cho trái quanh năm. Thế nên vườn nhà ông lúc nào cũng có khách đều. Khách, có khi là ở những vùng rất xa, họ đến để thưởng thức hương vị thơm ngọt của từng loại cây trái. Khác với những người khách, mấy người bạn già của ông Ba...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hương bồ kết Hương bồ kết TRUYỆN NGẮN CỦA LA THỊ ÁNH HƯỜNGĐi hết khúc đường đất đỏ lầy lội, thấy tấm bảng để chữ ấp Xóm Mới, hỏi thăm ai cũngbiết nhà ông ba Vườn. Đó là vườn trái cây lớn nhất huyện. Ông trồng đủ thứ loại trái cây,những cây cho trái theo mùa và cả những cây cho trái quanh năm. Thế nên vườn nhà ônglúc nào cũng có khách đều. Khách, có khi là ở những vùng rất xa, họ đến để thưởng thứchương vị thơm ngọt của từng loại cây trái.Khác với những người khách, mấy người bạn già của ông Ba thỉnh thoảng cũng ghéthăm. Nhìn vườn cây tươi tốt, họ không ngớt lời khen ngợi thành quả lao động của ôngBa, thế nên mới có vườn cây sung túc trĩu trái bốn mùa như thế này. ông Ba cười mómmém, tay chỉ ra sau vườn, bảo, đấy là nhờ nó. Thằng Lãm ấy mà!Chỉ có ông mới gọi anh một cách trìu mến thế thôi, chứ bọn con nít trong xóm đứa nàocũng gọi anh là “Lãm khùng”. Anh không giận, mặc ai nói gì vẫn cứ nhăn răng cười. Haimươi bốn tuổi mà chiều nào cũng mặc tà lỏn, ở trần, chơi trò rượt đuổi với bọn con níttrong xóm. Thân hình vạm vỡ, ra hẳn dáng một thanh niên, chỉ cái đầu là không lớnđược. Thế nên bọn con nít cứ mặc sức mà bắt nạt, luôn miệng gọi Lãm khùng. Gọi thếmà anh cứ nhăn răng cười thì đúng là khùng thật rồi!Khùng gì mà khùng. Ông Ba vẫn nạt tụi con nít trong xóm, thử hỏi cái xóm này có đượcđứa nào siêng năng, chịu khó như nó không? Mà anh chịu khó thật, từ việc vườn tược,đến việc trong nhà, kiêm luôn việc làm “bảo mẫu” cho đứa con gái duy nhất của ông, anhlàm tất. Ngày vợ ông mất, đứa con gái ba tuổi cứ khóc ngoe ngoe suốt ngày. Ông có thểxới ba công đất, gánh cả trăm đôi nước mỗi ngày, nhưng lại chẳng biết làm sao cho congái bớt nhớ mẹ mà thôi khóc.Đấy, anh xuất hiện vào đúng khoảng thời gian ấy! Ông thấy anh ngồi co quắp dưới gốccây cuối vườn, hỏi gì cũng chẳng nói. Mãi đến bây giờ anh cũng không nói gì về thân thếcủa mình, hỏi cứ ú ớ, cười cười. Ông Ba cũng thôi không hỏi nữa, mà có cần thiết gì đâu,cứ thấy nó sống vui vẻ, chẳng phiền toái chuyện gì vậy là tốt rồi. Cần chi phải đào bới lêncho thêm rối rắm.Mà cô con gái của ông cũng hợp với anh lắm, anh bảo gì cũng nghe. Bảo vô ăn cơm, nóngoan ngoãn xếp gọn đống đồ chơi đi vào, hai chân xếp bằng ăn hết sạch tô cơm anh lấy.Bảo đi tắm, nó cũng tung tăng xách sẵn gàu nước chạy ra sau giếng, ngồi đó chờ anh ramúc nước. Chẳng thế mà ông Ba rất yên tâm khi có anh.Bây giờ thì anh không phải làm những việc đó nữa rồi. Cô chủ đã lớn và biết tự lo chomình. Chỉ thỉnh thoảng cô nhờ anh gội đầu giúp. Tóc cô dài và đẹp mê hồn. Mỗi lần đượccô nhờ, không hiểu sao mặt anh cứ tươi tắn hẳn lên. Anh chổng mông thổi lửa đốt bồ kết,giã ra nấu nồi nước to đùng rồi mang ra giếng nước. Công việc đó anh làm rất hăng sayvà tỉ mỉ, nhất là cái đoạn đốt bồ kết. Phải làm sao cho thật khéo, cháy quá thì mất hết tácdụng, còn non lửa lại không thơm. Là anh kỹ thế thôi, chứ cô chủ có cằn nhằn anh tiếngnào bao giờ. Cô hiền khô, vẫn ngoan ngoãn nghe lời anh như hồi còn nhỏ.Dạo này anh thường xuyên xem lịch hơn, có khi sợ không chắc chắn, anh đi hỏi ông Bacho rõ. Là vì cô chủ thường hay gội đầu vào ngày thứ bảy. Cũng có khi anh ra mở cổnglúc cô đi học về, cô mặc bộ áo dài màu trắng, tóc buông xoã xuống bờ vai. Cô nhìn anh,giọng nói vẫn pha chút nũng nịu như hồi còn nhỏ: “Đường bụi quá, tóc em lại giơ nữa rồinè!”. Chỉ cần có vậy, anh thấy sung sướng mê tơi trong lòng. Buổi trưa đó anh bỏ hẳngiấc ngủ, lại chổng mông thổi lửa đốt bồ kết.Nhưng cảm giác sung sướng ấy của anh chẳng kéo dài được bao lâu.Một buổi trưa.Như mọi lần khác, anh đang gôị đầu cho cô chủ, từng ngón tay anh luồn vào chân sợi tóc,anh làm nhẹ nhàng lắm, như sợ nếu mạnh tay mảng tóc kia sẽ rời khỏi da đầu cô, và sẽđau lắm. Còn nữa, anh muốn làm chậm thôi, thật chậm để anh được đứng thế này với côchủ lâu hơn nữa. Đấy, giữa cái lúc anh nghĩ thế, bất chợt có tiếng ông Ba gắt gỏng:“Thôi đi, Lãm!”.Anh giật mình, chút xíu đánh rơi gàu nước trên tay, quay lại, anh ngơ ngác:“Vẫn chưa gội xong mà ông!”“Ta bảo thôi đi, vô đây mau!”Từ trước đến nay, chưa có việc gì mà anh làm trái ý ông, anh chậm rãi bước vô, lòng vẫnthấy khó hiểu. Ông Ba dịu giọng:“Nó lớn rồi, để tự nó làm được. Từ nay con không phải làm giúp!”Anh gật đầu lia lịa mà lòng thì buồn so.Anh không còn mặc tà lỏn, ở trần chơi với bọn trẻ con trong xóm. Buổi sáng, anh thứcthật sớm, chờ mở cửa cho cô chủ đi học. đến khi mặt trời đứng bóng trên đỉnh đầu, anhquốc đất mà cứ ngoái cổ ngó xem cô chủ về chưa, lại lật đật chạy ra mở cổng. Trưa, cóhôm anh ngủ luôn dưới mấy gốc cây, ngậm mớ lá non trong miệng, anh lại nhớ tới máitóc mát rượi của cô chủ, mát hơn cả đám lá non đang nằm trong miệng anh.Ông ba ốm nặng cả tuần nay, mấy người bạn đến chơi khuyên ông lên bệnh viện Thị xãcho người ta điều trị. Ông lắc đầu nguồi nguội, bệnh già thì làm sao chữa, ai rồi cũng phảichết thôi, chỉ thấy thương cho đứ ...

Tài liệu được xem nhiều: