Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người,dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tay-chân-miệng BỘ Y TẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ___________ Số: 1732 /QĐ-BYT _______________________ Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng” ______________ BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾCăn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;Xét biên bản họp Hội đồng chuyên môn nghiệm thu “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng” ngày 13/5/2008 và ngày 16/5/2008;Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh- Bộ Y tế, QUYẾT ĐỊNHĐiều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng”.Điều 2. “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng” áp dụng cho tất cả các cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh.Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra; Vụ trưởng các vụ, Cục trưởng cáccục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốcSở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng y tế các ngành; Thủ trưởng cácđơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG (đã ký) Nguyễn Thị Xuyên HƯỚNG DẪN Chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng (Ban hành kèm theo Quyết định số: 1732 /QĐ-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế)I. ĐẠI CƯƠNG- Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 vàEnterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ởcác vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gâynhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tửvong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thườngdo EV71.- Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân củatrẻ nhiễm bệnh.- Bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam,bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12hàng năm.- Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinhhoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệtlà trong các đợt bùng phát.II. CHẨN ĐOÁN1. Lâm sàng:1.1. Triệu chứng lâm sàng:a) Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.b) Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếngăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.c) Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:- Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gianngắn (dưới 7 ngày) sau đó để lại vết thâm.- Sốt nhẹ.- Nôn.- Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.- Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.d) Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biếnchứng.1.2. Các thể lâm sàng:- Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp,hôn mê co giật dẫn đến tử vong trong vòng 48 giờ.- Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình như trên.- Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ cótriệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.2. Cận lâm sàng:2.1. Các xét nghiệm cơ bản:- Công thức máu: Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường.- Protein C phản ứng (CRP) (nếu có điều kiện) trong giới hạn bình thường (< 10 mg/L).2.2. Các xét nghiệm theo dõi phát hiện biến chứng:- Đường huyết, điện giải đồ, X quang phổi.- Khí máu khi có suy hô hấp- Troponin I, siêu âm tim khi nhịp tim nhanh ≥ 150 lần/phút, nghi ngờ viêm cơ tim hoặc sốc.- Dịch não tủy:+ Chỉ định chọc dò tủy sống khi có biến ...