![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Hướng dẫn cho cha mẹ khi trẻ nuốt phải vật lạ
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 104.71 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trẻ nhỏ khám phá thế giới bằng mọi giác quan, kể cả miệng. Do vậy, trẻ rất dễ nuốt phải những vật như đồng xu, hòn bi, kim băng, viên thuốc, cúc áo, mảnh đồ chơi và hạt quả. Mỗi năm ở Mỹ có gần 75.000 phụ huynh của trẻ dưới 6 tuổi gọi điện đến các trung tâm cấp cứu vì con mình nuốt phải dị vật. Những dị vật hay gặp nhất là đồng xu, những mảnh nhỏ của đồ trang trí ngày tết, đồ chơi và pin tiểu. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn cho cha mẹ khi trẻ nuốt phải vật lạ Hướng dẫn cho cha mẹ khi trẻ nuốt phải vật lạ Trẻ nhỏ khám phá thế giới bằng mọi giác quan, kể cả miệng. Do vậy,trẻ rất dễ nuốt phải những vật như đồng xu, hòn bi, kim băng, viên thuốc,cúc áo, mảnh đồ chơi và hạt quả. Mỗi năm ở Mỹ có gần 75.000 phụ huynh của trẻ dưới 6 tuổi gọi điệnđến các trung tâm cấp cứu vì con mình nuốt phải dị vật. Những dị vật haygặp nhất là đồng xu, những mảnh nhỏ của đồ trang trí ngày tết, đồ chơi vàpin tiểu. May mắn là 80-90% dị vật nuốt phải đi qua hệ tiêu hóa mà không cóvấn đề gì. Ngay cả những vật sắc nhọn như mảnh kính vỡ và ghim đôi khicũng đi qua dạ dày và ruột một cách vô hại và thải ra ngoài theo phân. Theothông lệ, nếu dị vật được nuốt vào dạ dày của trẻ, thường nó sẽ đi qua đoạncòn lại của ống tiêu hóa mà không có vấn đề gì. Nhận biết tình trạng cấp cứu Nếu cha mẹ thấy con mình nuốt phải dị vật trước khi kịp can thiệp vàcó bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào dưới đây xảy ra, cần xử trí ngay: Khó thở, khó nói hoặc khó khóc Không ho được Thở khò khè hoặc ồn ào Khó nuốt Chảy dãi hoặc khạc nhổ Bất tỉnh Những phản ứng như trên có nghĩa là dị vật đã chẹn một phần thanhquản hoặc khí quản, gây khó thở. Đứa trẻ đang bị ngạt thở không thể nói, hocũng như khóc, và trẻ sẽ bất tỉnh trong vòng vài phút nếu không được làmthông đường thở. Hãy gọi cấp cứu ngay và thực hiện nghiệm pháp Heimlich. Chảy dãi hoặc các dấu hiệu khác chứng tỏ không nuốt được thường cónghĩa là dị vật bị tắc ở thực quản - một tình trạng nguy hiểm khác. Hãy gọicấp cứu ngay. Nhỏ nhưng nguy hiểm Trẻ hay nuốt phải tiền xu nhất. Tiền xu nuốt phải thường trôi qua hệtiêu hóa mà không gây biến cố gì. Tuy nhiên tiền xu có thể đặc biệt nguyhiểm nếu bị tắc lại. Đó là vì tiền xu được làm từ kẽm. Khi kẽm tiếp xúc vớiacid trong dịch vị, nó tạo thành hợp chất ăn mòn như acid trong pin. Tiền xubắt đầu ăn mòn gần như ngay lập tức khi tiếp xúc với acid. Một đồng xu ănmòn trong dạ dày có thể bào mòn niêm mạc gây loét. Nếu trẻ nuốt phải tiền xu, hãy chờ 1 hoặc 2 ngày xem nó có được thảira ngoài theo phân không. Nếu không thấy hoặc nếu trẻ bị đau bụng hoặcnôn, hãy vào viện ngay. Loại pin nhỏ như cúc áo cũng có thể gây tổn thương ăn mòn nặng.Loại pin nhỏ này thường được sử dụng trong thiết bị điện tử xách tay nhưcamera, máy tính bỏ túi, đồng hồ, trò chơi điện tử, bộ điều khiển mở cửa củaôtô và máy trợ thính, có chứa các chất kiềm. Giống như tiền xu, pin cúc áothường qua hệ tiêu hóa mà không gây tai nạn. Nhưng nếu pin bị mắc lại ởthực quản, dạ dày hoặc ruột, dịch pin ăn mòn sẽ gây tổn thương. Nếu cha mẹbiết trẻ nuốt phải pin, hãy gọi điện cho bác sĩ hoặc gọi cấp cứu. Theo dõi và chờ đợi Thông thường, nếu dị vật không phải vật ăn mòn như trên đã nói, thìtốt nhất là theo dõi chặt chẽ trẻ trong vài ngày, kiểm tra toàn bộ phân để xemdị vật đã ra hay chưa. Nếu trẻ nôn, bỏ ăn hoặc kêu đau bụng bất kỳ lúc nàotrong giai đoạn này, hãy gọi bác sĩ ngay. Dị vật nuốt phải có thể tắc nghẽn ởđoạn dưới đường tiêu hóa. Cũng như vậy, nếu dị vật không được thải rangoài sau 4-5 ngày, hãy gọi bác sĩ. Hãy gọi bác sĩ hoặc đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay nếu trẻ thấy khóchịu vài tiếng hoặc thậm chí vài ngày sau khi nuốt phải dị vật. Trẻ có thể cầnphải chụp Xquang để phát hiện vị trí dị vật. Nếu dị vật bị mắc ở thực quản, bác sĩ có thể dùng nội soi để xác địnhvị trí và lấy bỏ dị vật. Nếu dị vật trong khí quản, cũng có thể lấy bỏ bằng nộisoi phế quản. Nếu dị vật trong dạ dày trẻ, bác sĩ thường đợi cho dị vật tự rangoài. Tuy nhiên, nếu dị vật gây ăn mòn như tiền xu hoặc pin, đã ở trong dạdày của trẻ trên 24 tiếng, có thể phải phẫu thuật để lấy ra. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn cho cha mẹ khi trẻ nuốt phải vật lạ Hướng dẫn cho cha mẹ khi trẻ nuốt phải vật lạ Trẻ nhỏ khám phá thế giới bằng mọi giác quan, kể cả miệng. Do vậy,trẻ rất dễ nuốt phải những vật như đồng xu, hòn bi, kim băng, viên thuốc,cúc áo, mảnh đồ chơi và hạt quả. Mỗi năm ở Mỹ có gần 75.000 phụ huynh của trẻ dưới 6 tuổi gọi điệnđến các trung tâm cấp cứu vì con mình nuốt phải dị vật. Những dị vật haygặp nhất là đồng xu, những mảnh nhỏ của đồ trang trí ngày tết, đồ chơi vàpin tiểu. May mắn là 80-90% dị vật nuốt phải đi qua hệ tiêu hóa mà không cóvấn đề gì. Ngay cả những vật sắc nhọn như mảnh kính vỡ và ghim đôi khicũng đi qua dạ dày và ruột một cách vô hại và thải ra ngoài theo phân. Theothông lệ, nếu dị vật được nuốt vào dạ dày của trẻ, thường nó sẽ đi qua đoạncòn lại của ống tiêu hóa mà không có vấn đề gì. Nhận biết tình trạng cấp cứu Nếu cha mẹ thấy con mình nuốt phải dị vật trước khi kịp can thiệp vàcó bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào dưới đây xảy ra, cần xử trí ngay: Khó thở, khó nói hoặc khó khóc Không ho được Thở khò khè hoặc ồn ào Khó nuốt Chảy dãi hoặc khạc nhổ Bất tỉnh Những phản ứng như trên có nghĩa là dị vật đã chẹn một phần thanhquản hoặc khí quản, gây khó thở. Đứa trẻ đang bị ngạt thở không thể nói, hocũng như khóc, và trẻ sẽ bất tỉnh trong vòng vài phút nếu không được làmthông đường thở. Hãy gọi cấp cứu ngay và thực hiện nghiệm pháp Heimlich. Chảy dãi hoặc các dấu hiệu khác chứng tỏ không nuốt được thường cónghĩa là dị vật bị tắc ở thực quản - một tình trạng nguy hiểm khác. Hãy gọicấp cứu ngay. Nhỏ nhưng nguy hiểm Trẻ hay nuốt phải tiền xu nhất. Tiền xu nuốt phải thường trôi qua hệtiêu hóa mà không gây biến cố gì. Tuy nhiên tiền xu có thể đặc biệt nguyhiểm nếu bị tắc lại. Đó là vì tiền xu được làm từ kẽm. Khi kẽm tiếp xúc vớiacid trong dịch vị, nó tạo thành hợp chất ăn mòn như acid trong pin. Tiền xubắt đầu ăn mòn gần như ngay lập tức khi tiếp xúc với acid. Một đồng xu ănmòn trong dạ dày có thể bào mòn niêm mạc gây loét. Nếu trẻ nuốt phải tiền xu, hãy chờ 1 hoặc 2 ngày xem nó có được thảira ngoài theo phân không. Nếu không thấy hoặc nếu trẻ bị đau bụng hoặcnôn, hãy vào viện ngay. Loại pin nhỏ như cúc áo cũng có thể gây tổn thương ăn mòn nặng.Loại pin nhỏ này thường được sử dụng trong thiết bị điện tử xách tay nhưcamera, máy tính bỏ túi, đồng hồ, trò chơi điện tử, bộ điều khiển mở cửa củaôtô và máy trợ thính, có chứa các chất kiềm. Giống như tiền xu, pin cúc áothường qua hệ tiêu hóa mà không gây tai nạn. Nhưng nếu pin bị mắc lại ởthực quản, dạ dày hoặc ruột, dịch pin ăn mòn sẽ gây tổn thương. Nếu cha mẹbiết trẻ nuốt phải pin, hãy gọi điện cho bác sĩ hoặc gọi cấp cứu. Theo dõi và chờ đợi Thông thường, nếu dị vật không phải vật ăn mòn như trên đã nói, thìtốt nhất là theo dõi chặt chẽ trẻ trong vài ngày, kiểm tra toàn bộ phân để xemdị vật đã ra hay chưa. Nếu trẻ nôn, bỏ ăn hoặc kêu đau bụng bất kỳ lúc nàotrong giai đoạn này, hãy gọi bác sĩ ngay. Dị vật nuốt phải có thể tắc nghẽn ởđoạn dưới đường tiêu hóa. Cũng như vậy, nếu dị vật không được thải rangoài sau 4-5 ngày, hãy gọi bác sĩ. Hãy gọi bác sĩ hoặc đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay nếu trẻ thấy khóchịu vài tiếng hoặc thậm chí vài ngày sau khi nuốt phải dị vật. Trẻ có thể cầnphải chụp Xquang để phát hiện vị trí dị vật. Nếu dị vật bị mắc ở thực quản, bác sĩ có thể dùng nội soi để xác địnhvị trí và lấy bỏ dị vật. Nếu dị vật trong khí quản, cũng có thể lấy bỏ bằng nộisoi phế quản. Nếu dị vật trong dạ dày trẻ, bác sĩ thường đợi cho dị vật tự rangoài. Tuy nhiên, nếu dị vật gây ăn mòn như tiền xu hoặc pin, đã ở trong dạdày của trẻ trên 24 tiếng, có thể phải phẫu thuật để lấy ra. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trẻ nuốt phải vật lạ chăm sóc trẻ em sức khoẻ trẻ em bệnh trẻ em y học bệnh nhi y học phỏ thôngTài liệu liên quan:
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 170 0 0 -
4 trang 145 0 0
-
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 113 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 105 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 78 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 61 0 0 -
Công tác chăm sóc - giáo dục trẻ em: Phần 2
89 trang 49 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 46 0 0 -
Khi nào nên tập cho bé đánh răng
3 trang 45 0 0 -
Đồ chơi giúp trẻ phát triển thế nào?
3 trang 44 0 0