Danh mục

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỂM VIẾT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 186.16 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) khi hoàn thành phải viết báo cáo tổng kết và tóm tắt. Tóm tắt đề tài, báo cáo tổng kết là sản phẩm chính của đề tài để báo cáo với cơ quan quản lý, là cơ sở để các ủy viên Hội đồng đánh giá nghiệm thu, bỏ phiếu xếp loại đề tài. Căn cứ "Hướng dẫn một số điểm viết báo cáo tổng kết đề tài NCKH" (theo mẫu Phụ lục II theo Quyết định số 24/QĐBGD&ĐT ngày 2 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỂM VIẾT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Bộ Giáo dục và Đào tạo Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đại học Đà Nẵng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đà Nẵng, ngày tháng năm 2005 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỂM VIẾT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) khi hoàn thành phải viết báo cáotổng kết và tóm tắt. Tóm tắt đề tài, báo cáo tổng kết là sản phẩm chính của đềtài để báo cáo với cơ quan quản lý, là cơ sở để các ủy viên Hội đồng đánh giánghiệm thu, bỏ phiếu xếp loại đề tài. Căn cứ Hướng dẫn một số điểm viết báocáo tổng kết đề tài NCKH (theo mẫu Phụ lục II theo Quyết định số 24/QĐ-BGD&ĐT ngày 2 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo),Đại học Đà Nẵng hướng dẫn cụ thể viết báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng kết đề tàinghiên cứu khoa học như sau:1. Về bố cục Số chương của mỗi báo cáo tổng kết đề tài KHCN tùy từng chuyên ngànhvà đề tài cụ thể, thường gồm những phần và chương sau: - Mục lục; - Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt, các bảng biểu, các hình vẽ đồ thị (nếu có); - Phần Mở đầu; - Tổng quan; - Những nghiên cứu thực nghiệm hoặc lý thuyết; - Trình bày các kết quả đạt được theo nội dung của Bản thuyết minh đã đăng ký và được Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt, đánh giá bàn luận các kết quả; - Kết luận; - Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo; - Danh mục tài liệu tham khảo; - Phụ lục (nếu có); - Báo cáo kinh phí đã chi kể cả các nguồn khác ngoài ngân sách nhà nước và báo cáo quyết toán; - Báo cáo tổng kết phải có chữ ký của chủ trì đề tài, xác nhận của thủ trưởng đơn vị; - Đối với đề tài cấp Bộ: Báo cáo tóm tắt (148x210mm) không quá 15 trang, cỡ chữ cỡ 12. Báo cáo tổng kết khổ giấy A4 (210x297mm) không quá 80 trang (không tính tài liệu tham khảo và phụ lục), cỡ chữ 14. Đối với đề tài cấp ĐHĐN: báo cáo tổng kết (210x297mm) không quá 50 trang.2. Quy định chi tiết2.1. Bìa trước Đối với cấp Bộ Đối với cấp ĐHĐN - Bộ Giáo dục và Đào tạo, - Đại học Đà Nẵng, - Đại học Đà Nẵng, - Trường (Trung tâm) - Tên đề tài, - Tên đề tài, - Mã số, - Mã số, - Chủ nhiệm đề tài, - Chủ nhiệm đề tài, - Địa danh và năm lập báo cáo - Địa danh và năm lập báo cáo2.2. Trang phụ bìa Tên đề tài, Chủ nhiệm đề tài, Danh sách những người tham gia thực hiệnvà đơn vị phối hợp chính (ghi rõ họ tên, học hàm, học vị).2.3. Mục lục2.4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo Mẫu 1.10 và Mẫu 1.11 Phụ lục kèm theo Quyết định 24.2.5. Nội dung chính của báo cáo2.5.1. Mở đầu: Tính cấp thiết, mục tiêu, cách tiếp cận, phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu.2.5.2. Tổng quan: Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài KHCN; nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài cần tập trung nghiên cứu, giải quyết.2.5.3. Những nghiên cứu thực nghiệm hoặc lý thuyết: Trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận, giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong đề tài.2.5.4. Trình bày, đánh giá bàn luận các kết quả: Mô tả ngắn gọn công việc nghiên cứu khoa học đã tiến hành, các số liệu nghiên cứu khoa học hoặc số liệu thực nghiệm. Phần bàn luận phải căn cứ vào các dẫn liệu khoa học thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài KHCN hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thông qua các tài liệu tham khảo.2.5.5. Kết luận: Trình bày những kết quả mới của đề tài nghiên cứu một cách ngắn gọn, không có lời bàn và bình luận thêm.2.5.6. Kiến nghị sử dụng kết quả nghiên cứu và những nghiên cứu tiếp theo.2.5.7. Danh mục tài liệu tham khảo - Cách xếp danh mục Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, ...). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả bằng tiếng Trung Quốc, Nhật; - Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước; - Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau: tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách); (năm xuất bản) (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn); tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phảy cuối tên), nhà xuất bản, (dấu phảy cuối tên nhà xuất bản); nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo).2.6. Phụ lục (nếu có) Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc hỗ trợcho ...

Tài liệu được xem nhiều: