Thông tin tài liệu:
Trong bối cảnh thị trường / chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ngày càng bị thương mại hoá và
toàn cầu hoá, cách duy nhất để những doanh nghiệp sản xuất nhỏ (mạng lưới cung ứng) và nông
dân nghèo tham gia một cách hiệu quả và tích cực vào thị trường / chuỗi giá trị đó là phải tổ chức và
phối hợp với nhau để tăng khả năng mua những sản phẩm đầu vào với giá hợp lý và tạo ra những
sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng với giá cạnh tranh....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN NHÓM HỢP TÁC
HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN NHÓM HỢP TÁC
A. GIỚI THIỆU
I. Bối cảnh
Trong bối cảnh thị trường / chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ngày càng bị thương mại hoá và
toàn cầu hoá, cách duy nhất để những doanh nghiệp sản xuất nhỏ (mạng lưới cung ứng) và nông
dân nghèo tham gia một cách hiệu quả và tích cực vào thị trường / chuỗi giá trị đó là phải tổ chức và
phối hợp với nhau để tăng khả năng mua những sản phẩm đầu vào với giá hợp lý và tạo ra những
sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng với giá cạnh tranh. Việc tạo ra các mô hình hợp tác/hành
động tập thể giữa các vai trong chuỗi giá trị hoặc giữa những người sản xuất là một xu hướng tất
yếu khai thác được các cơ hội thị trường.
Mô hình hợp tác là sự liên kết, sự hợp tác giữa các cá nhân và/hoặc các tổ chức với nhau, có động
cơ và tự nguyện tập hợp, cùng nhau hành động, thực hiện chung một hoặc nhiều hoạt động dịch vụ
hay hoạt động sản xuất (ví dụ: các hộ thành lập nhóm để được mua chịu phân viên) để đạt được
những mục đích chung, để tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn đặt ra,
cải thiện mối quan hệ với môi trường bên ngoài, thậm chí bảo vệ lợi ích của mình đối với các tác
nhân khác.
II. Mô hình hợp tác và lợi ích
1. Mô hình hợp tác 3 vai (đầu vào - sản xuất - tiêu thụ) trong ngành hàng phân viên (FDP)
DN cung Nguyên Phân viên
liệu
(Nhóm) (Nhóm)
c ấp đ ầu Các DN sản Các hộ dân
vào $, % $, %
xuất phân viên mua phân viên
2. Lợi ích
a. Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm
- Có nguồn cung cấp ổn định về số lượng và chất lượng
- Giảm chi phí giao dịch do biết được thông tin của người bán.
- Có cơ hội kinh doanh mới (có sản phẩm chất lượng để thâm nhập các thị trường
tiềm năng)
- Tiềm năng phát triển và bán sản phẩm có “thương hiệu”
- Sản phẩm được bảo đảm bởi nhóm sản xuất.
b. Doanh nghiệp cung cấp đầu vào
- Có nguồn tiêu thụ ổn định.
- Có tiềm năng tăng doanh số (thành viên đang tham gia tăng quy mô, lôi kéo thành viên
mới)
- Tiềm năng giảm rủi ro khi bán nợ (các thành viên trong nhóm thúc đẩy lẫn nhau trong
việc thanh toán nợ)
- Có thêm cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng (do làm việc với nhóm)
- Có cơ hội gây áp lực với nhà cung ứng do tiêu thụ được nhiều sản phẩm và ổn định
- Có tiềm năng giảm chi phí giao dịch do thiết lập được cơ chế mua bán ổn định
- Giảm chi phí tiếp thị
Hướng dẫn phát triển các mô hình hợp tác …............................................................................................................................................…….. Trang 1 của 16
c. Nhóm nông dân sản xuất
- Có thể cung ứng nguồn hàng ổn định, có chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng
lớn
- Có khả năng thương lượng để (i) có giá tốt hơn đối với người mua; (ii) yêu cầu các
dịch vụ đi kèm từ người cung ứng đầu vào
- Có khả năng cạnh tranh với các nguồn cung cấp lớn khác
- Có cơ hội tiếp cận với các nguồn tín dụng: ngân hàng, người cung ứng đầu vào,
người mua, các thành viên trong nhóm
- Dễ dàng tiếp cận các dịch vụ phi tài chính từ nguồn hỗ trợ khác như các Tổ chức phi
chính phủ, Nhà nước, …
- Học hỏi lẫn nhau từ các thành viên trong nhóm
- Giảm chi phí đầu vào
- Dễ tìm thấy người mua mới
Đối với nhóm sản xuất, việc tập hợp những hộ gia đình nhỏ lại giúp làm tăng khả năng tham gia vào thị
trường và khả năng thương lượng khi mua, bán thông qua sự tăng trưởng của quy mô kinh tế và việc ứng
dụng những dịch vụ mang tính định hướng thị trường khác như cải tiến việc quản lý chất lượng sản phẩm,
quảng cáo, cấp giấy chứng nhận, nhãn mác sản phẩm v.v. Ngoài ra còn có những lợi ích khác về mặt quyền
lợi xã hội và chính trị.
Sức mua
- Khả năng thanh toán: Hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ thường có một bất lợi lớn khi thương thảo
giá cả của các nguyên liệu đầu vào. Việc cá nhân từng nông dân mua sản phẩm với khối lượng nhỏ cho
thấy nhìn chung họ không thể thương lượng giảm giá. Thêm vào đó, chi phí đóng gói đã được tính vào
tổng chi phí đầu vào thường tăng lên khi khối lượng mua giảm đi, làm giá thực tế của vật tư đầu vào
tăng lên và khả năng thanh toán giảm đi. Hành động tập thể có thể tạo một đòn bẩy tăng khả năng thanh
toán của người nông dân thông qua việc giúp họ cải thiện khả năng thương lượng giảm giá khi mua
cùng lúc một khối lượng lớn các sản phẩm đầu vào.
- Tiếp cận: Vì nhiều lí do, hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ thường không thể mua những sản phẩm
đầu vào có chất lượng cao, trong đó có các lý do như thiếu kiến thức về các tiêu chuẩn chất lượng,
thiếu động cơ thích hợp để cải tiến chất lượng sản phẩm, thiếu vốn để mua nguyên liệu đầu vào và
các tư liệu sản xuất. Việc tập hợp nhau lại theo các nhóm có thể làm tăng khả năng tiếp cận các yếu tố
...