![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Hướng dẫn phương pháp luận đánh giá nghề cá quy mô nhỏ và thiếu dữ liệu
Số trang: 45
Loại file: pdf
Dung lượng: 865.38 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phương pháp luận hiện đang được thử nghiệm đối với nghề cá quy mô nhỏ hoặc thiếu dữ liệu là cách tiếp cận “lấy rủi ro làm chuẩn”. Bằng cách này, những nghề cá thiếu dữ liệu cần thiết cho một chỉ báo hiệu quả (PI) “tiêu chuẩn” hoặc không thể hiện rủi ro đối với tính bền vững của quần thể đối tượng khai tháchoặc hệ sinh thái liên quan có thể được đánh giá mà không cần phải thực hiện quá trình khảo sát cho cả quần thể hoặc hệ sinh thái – một hoạt động tốn kém...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn phương pháp luận đánh giá nghề cá quy mô nhỏ và thiếu dữ liệu Moody Marine Limited – Tài liệu hướng dẫn tính điểm Nghề khai thác nghêu ở Bến Tre ĐÁNH GIÁ THEO CÁC NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU CHÍ MSC VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN BỀN VỮNG Hướng dẫn phương pháp luận đánh giá nghề cá quy mô nhỏ và thiếu dữ liệu Bộ nguyên tắc và tiêu chí MSC là những yêu cầu chung để chứng nhận một nghề cá được quản lý bền vững. Phương pháp luận cho quá trình cấp chứng nhận MSC bao gồm cả việc áp dụng và diễn giải các Nguyên tắc và Tiêu chí để đánh giá nghề cá cụ thể. Điều này là rất cần thiết, vì kết quả đánh giá nghề cá có chính xác hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố như đối tượng khai thác, phương thức khai thác,v.v…. Bên cạnh đó, nghề khai thác nghêu này được lựa chọn thí điểm cấp chứng nhận MSC, nhằm giúp đánh giá chính xác hơn những nghề cá quy mô nhỏ hoặc thiếu dữ liệu theo các Nguyên tắc và Tiêu chí MSC. Phương pháp luận hiện đang được thử nghiệm đối với nghề cá quy mô nhỏ hoặc thiếu dữ liệu là cách tiếp cận “lấy rủi ro làm chuẩn”. Bằng cách này, những nghề cá thiếu dữ liệu cần thiết cho một chỉ báo hiệu quả (PI) “tiêu chuẩn” hoặc không thể hiện rủi ro đối với tính bền vững của quần thể đối tượng khai thác hoặc hệ sinh thái liên quan có thể được đánh giá mà không cần phải thực hiện quá trình khảo sát cho cả quần thể hoặc hệ sinh thái – một hoạt động tốn kém và phức tạp. Tuy nhiên, phương pháp luận đánh giá rủi ro đòi hỏi phải có sự thể hiện rõ ràng rằng nghề cá có độ rủi ro thấp. Cần lưu ý rằng phương pháp “đánh giá rủi ro” này chỉ áp dụng theo các Nguyên tắc 1 và 2, còn nguyên tắc 3 (các yêu cầu về hệ thống quản lý) áp dụng cho tất cả nghề cá dù lớn hay nhỏ. Quá trình đánh giá rủi ro đối với Nguyên tắc 1 và 2 gồm hai cấp độ phân tích: a. Phân tích SICA. Đây là đánh giá về quy mô (không gian và thời gian) và cường độ của các hoạt động khai thác, trong đó có việc đánh giá ảnh hưởng của việc đánh bắt đối với quần thể khai thác và các đặc trưng của hệ sinh thái liên quan (sinh cảnh, các loài khai thác phụ, cơ cấu và chức năng quần xã, những loài được bảo vệ). Thông tin được thu thập từ các bên liên quan trong nghề cá và được nhóm đánh giá Moody Marine xử lý theo phương pháp luận riêng (xem phần tóm tắt tại phụ lục A). Nếu phân tích SICA cho thấy ít có rủi ro từ những ảnh hưởng của hoạt động khai thác (có thể phát hiện được nhưng chỉ tác động không đáng kể đối với nguồn lợi hoặc đặc trưng hệ sinh thái), thì nghề khai thác sẽ được tính điểm “đạt” (80+) dựa trên những chỉ báo hiệu quả (PI) có liên quan. Nếu phân tích SICA cho thấy có thể có rủi ro do nghề cá mang lại, thì chúng ta sẽ chuyển sang bước đánh giá tiếp theo. b. Phân tích PSA. Đây là đánh giá về sức sản xuất và tính nhạy cảm của nguồn lợi hoặc đặc trưng của hệ sinh thái đang xem xét. Quá trình này giả định rằng rủi ro đối với một loài, một sinh cảnh hoặc một quần xã sinh vật liên quan tới sức sản xuất (khả năng khôi phục sau một biến cố tác động) và tính nhạy cảm (mức độ chịu ảnh hưởng từ tác động bên ngoài) của nó. Các loài có sức sản xuất thấp và độ nhạy cảm cao cũng có nghĩa là có mối rủi ro cao, còn những loài có sức sản xuất cao và tính nhạy cảm thấp thì có mối rủi ro thấp. Tương tự như trên, nhóm Moody Marine sẽ áp dụng phương pháp luận cụ thể để phân tích (xem Phụ lục A). Nếu phân tích PSA cho thấy hoạt động khai thác chỉ có mức độ rủi ro thấp thì nghề khai thác được tính điểm “đạt” (80+) theo các chỉ báo hiệu quả (PI) có liên quan. Nếu phân tích PSA cho rằng có thể có rủi ro từ mức trung bình đến mức cao do nghề cá mang lại, thì chúng ta sẽ tiếp tục giai đoạn đánh giá tiếp theo. Tiếp đó, nhóm đánh giá nghề khai thác nghêu đã dựa vào các Nguyên tắc và Tiêu chí MSC xây dựng một tập hợp các “chỉ báo hiệu quả (PI)” cần thiết cho việc đánh giá. Hiệu quả hoạt động của nghề cá được đo ở mức này. Các Chỉ báo hiệu quả (PI) và Thang điểm thể hiện mức hiệu quả cần thiết cho một đánh giá định lượng thông thường, phân tích SICA (a) và phân tích PSA (b). 07/036 Nghề khai thác nghêu Bến Tre – Cây Đánh giá GASS v1 Moody Marine Limited – Tài liệu hướng dẫn tính điểm Phương pháp tính điểm Có hai yêu cầu tính điểm kép tạo thành ngưỡng tối thiểu của Hội đồng Quản lý Biển Quốc tế (Marine Stewardship Council – viết tắt là MSC) đối với một nghề cá bền vững: 1) Nghề cá phải đạt điểm tối thiểu 80 đối với mỗi Nguyên tắc MSC, dựa vào điểm trung bình của tất cả các tiêu chí theo từng nguyên tắc, và 2) Nghề cá phải đạt điểm tối thiểu 60 đối với mỗi chỉ báo hiệu quả (PI). Để quá trình đánh giá được minh bạch, Thang điểm được ghi trong bảng, nêu ra cấp độ hoạt động cần thiết để đạt điểm 100 (đại diện cho cấp độ hoặc chỉ báo hiệu quả (PI) mong muốn của một nghề cá “hoàn hảo” về mặt lý thuyết), 80 điểm (xác định điểm “đạt” vô điều kiện cho một chỉ báo hiệu quả (PI) cho loại hình nghề khai thác) và điểm 60 (xác định điểm “đạt” tối thiểu có điều kiện cho từng chỉ báo hiệu quả (PI) của loại hình nghề khai thác). Đối với chỉ báo hiệu quả (PI) nào mà nghề khai thác chỉ đạt dưới 60 điểm, thì có nghĩa là nghề đó đã không vượt qua kỳ đánh giá, trừ khi có sự cải thiện cơ bản về chất lượng hoạt động – một điều kiện tiên quyết để được chứng nhận. Sau đây, chúng tôi xin trình bày dưới dạng sơ đồ mối quan hệ giữa các chỉ báo hiệu quả (PI) với các Nguyên tắc và Tiêu chí MSC. Tiếp đó là các chỉ báo hiệu quả (PI) và Thang điểm đề xuất. Chúng tôi cũng nêu ra đây các bảng phân tích SICA chi tiết sẽ được áp dụng để đánh giá nghề cá. Xin vui lòng nhận xét về các chỉ báo tính điểm, thang điểm và các bảng SICA. 07/036 Nghề khai thác nghêu Bến Tre – Cây Đánh giá GASS ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn phương pháp luận đánh giá nghề cá quy mô nhỏ và thiếu dữ liệu Moody Marine Limited – Tài liệu hướng dẫn tính điểm Nghề khai thác nghêu ở Bến Tre ĐÁNH GIÁ THEO CÁC NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU CHÍ MSC VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN BỀN VỮNG Hướng dẫn phương pháp luận đánh giá nghề cá quy mô nhỏ và thiếu dữ liệu Bộ nguyên tắc và tiêu chí MSC là những yêu cầu chung để chứng nhận một nghề cá được quản lý bền vững. Phương pháp luận cho quá trình cấp chứng nhận MSC bao gồm cả việc áp dụng và diễn giải các Nguyên tắc và Tiêu chí để đánh giá nghề cá cụ thể. Điều này là rất cần thiết, vì kết quả đánh giá nghề cá có chính xác hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố như đối tượng khai thác, phương thức khai thác,v.v…. Bên cạnh đó, nghề khai thác nghêu này được lựa chọn thí điểm cấp chứng nhận MSC, nhằm giúp đánh giá chính xác hơn những nghề cá quy mô nhỏ hoặc thiếu dữ liệu theo các Nguyên tắc và Tiêu chí MSC. Phương pháp luận hiện đang được thử nghiệm đối với nghề cá quy mô nhỏ hoặc thiếu dữ liệu là cách tiếp cận “lấy rủi ro làm chuẩn”. Bằng cách này, những nghề cá thiếu dữ liệu cần thiết cho một chỉ báo hiệu quả (PI) “tiêu chuẩn” hoặc không thể hiện rủi ro đối với tính bền vững của quần thể đối tượng khai thác hoặc hệ sinh thái liên quan có thể được đánh giá mà không cần phải thực hiện quá trình khảo sát cho cả quần thể hoặc hệ sinh thái – một hoạt động tốn kém và phức tạp. Tuy nhiên, phương pháp luận đánh giá rủi ro đòi hỏi phải có sự thể hiện rõ ràng rằng nghề cá có độ rủi ro thấp. Cần lưu ý rằng phương pháp “đánh giá rủi ro” này chỉ áp dụng theo các Nguyên tắc 1 và 2, còn nguyên tắc 3 (các yêu cầu về hệ thống quản lý) áp dụng cho tất cả nghề cá dù lớn hay nhỏ. Quá trình đánh giá rủi ro đối với Nguyên tắc 1 và 2 gồm hai cấp độ phân tích: a. Phân tích SICA. Đây là đánh giá về quy mô (không gian và thời gian) và cường độ của các hoạt động khai thác, trong đó có việc đánh giá ảnh hưởng của việc đánh bắt đối với quần thể khai thác và các đặc trưng của hệ sinh thái liên quan (sinh cảnh, các loài khai thác phụ, cơ cấu và chức năng quần xã, những loài được bảo vệ). Thông tin được thu thập từ các bên liên quan trong nghề cá và được nhóm đánh giá Moody Marine xử lý theo phương pháp luận riêng (xem phần tóm tắt tại phụ lục A). Nếu phân tích SICA cho thấy ít có rủi ro từ những ảnh hưởng của hoạt động khai thác (có thể phát hiện được nhưng chỉ tác động không đáng kể đối với nguồn lợi hoặc đặc trưng hệ sinh thái), thì nghề khai thác sẽ được tính điểm “đạt” (80+) dựa trên những chỉ báo hiệu quả (PI) có liên quan. Nếu phân tích SICA cho thấy có thể có rủi ro do nghề cá mang lại, thì chúng ta sẽ chuyển sang bước đánh giá tiếp theo. b. Phân tích PSA. Đây là đánh giá về sức sản xuất và tính nhạy cảm của nguồn lợi hoặc đặc trưng của hệ sinh thái đang xem xét. Quá trình này giả định rằng rủi ro đối với một loài, một sinh cảnh hoặc một quần xã sinh vật liên quan tới sức sản xuất (khả năng khôi phục sau một biến cố tác động) và tính nhạy cảm (mức độ chịu ảnh hưởng từ tác động bên ngoài) của nó. Các loài có sức sản xuất thấp và độ nhạy cảm cao cũng có nghĩa là có mối rủi ro cao, còn những loài có sức sản xuất cao và tính nhạy cảm thấp thì có mối rủi ro thấp. Tương tự như trên, nhóm Moody Marine sẽ áp dụng phương pháp luận cụ thể để phân tích (xem Phụ lục A). Nếu phân tích PSA cho thấy hoạt động khai thác chỉ có mức độ rủi ro thấp thì nghề khai thác được tính điểm “đạt” (80+) theo các chỉ báo hiệu quả (PI) có liên quan. Nếu phân tích PSA cho rằng có thể có rủi ro từ mức trung bình đến mức cao do nghề cá mang lại, thì chúng ta sẽ tiếp tục giai đoạn đánh giá tiếp theo. Tiếp đó, nhóm đánh giá nghề khai thác nghêu đã dựa vào các Nguyên tắc và Tiêu chí MSC xây dựng một tập hợp các “chỉ báo hiệu quả (PI)” cần thiết cho việc đánh giá. Hiệu quả hoạt động của nghề cá được đo ở mức này. Các Chỉ báo hiệu quả (PI) và Thang điểm thể hiện mức hiệu quả cần thiết cho một đánh giá định lượng thông thường, phân tích SICA (a) và phân tích PSA (b). 07/036 Nghề khai thác nghêu Bến Tre – Cây Đánh giá GASS v1 Moody Marine Limited – Tài liệu hướng dẫn tính điểm Phương pháp tính điểm Có hai yêu cầu tính điểm kép tạo thành ngưỡng tối thiểu của Hội đồng Quản lý Biển Quốc tế (Marine Stewardship Council – viết tắt là MSC) đối với một nghề cá bền vững: 1) Nghề cá phải đạt điểm tối thiểu 80 đối với mỗi Nguyên tắc MSC, dựa vào điểm trung bình của tất cả các tiêu chí theo từng nguyên tắc, và 2) Nghề cá phải đạt điểm tối thiểu 60 đối với mỗi chỉ báo hiệu quả (PI). Để quá trình đánh giá được minh bạch, Thang điểm được ghi trong bảng, nêu ra cấp độ hoạt động cần thiết để đạt điểm 100 (đại diện cho cấp độ hoặc chỉ báo hiệu quả (PI) mong muốn của một nghề cá “hoàn hảo” về mặt lý thuyết), 80 điểm (xác định điểm “đạt” vô điều kiện cho một chỉ báo hiệu quả (PI) cho loại hình nghề khai thác) và điểm 60 (xác định điểm “đạt” tối thiểu có điều kiện cho từng chỉ báo hiệu quả (PI) của loại hình nghề khai thác). Đối với chỉ báo hiệu quả (PI) nào mà nghề khai thác chỉ đạt dưới 60 điểm, thì có nghĩa là nghề đó đã không vượt qua kỳ đánh giá, trừ khi có sự cải thiện cơ bản về chất lượng hoạt động – một điều kiện tiên quyết để được chứng nhận. Sau đây, chúng tôi xin trình bày dưới dạng sơ đồ mối quan hệ giữa các chỉ báo hiệu quả (PI) với các Nguyên tắc và Tiêu chí MSC. Tiếp đó là các chỉ báo hiệu quả (PI) và Thang điểm đề xuất. Chúng tôi cũng nêu ra đây các bảng phân tích SICA chi tiết sẽ được áp dụng để đánh giá nghề cá. Xin vui lòng nhận xét về các chỉ báo tính điểm, thang điểm và các bảng SICA. 07/036 Nghề khai thác nghêu Bến Tre – Cây Đánh giá GASS ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phương pháp luận đánh giá nghề cá hướng dẫn phương pháp nghề cá khai thác nghêu ở bến treTài liệu liên quan:
-
124 trang 302 1 0
-
Tư tưởng triết học của Nguyễn An Ninh
5 trang 109 0 0 -
Vai trò của triết học Mác - Lênin trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay
6 trang 91 0 0 -
Nhìn lại vai trò của triết học Mác - Lênin trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
5 trang 75 0 0 -
Tiểu luận Những NLCB của triết học Mac - Lênin
18 trang 58 0 0 -
Bài giảng Chương 6 - Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
14 trang 44 0 0 -
Bài giảng môn Triết học: Chương 2 - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
21 trang 40 0 0 -
Phương pháp giảng dạy tiếng Pháp theo mục tiêu chuyên biệt
8 trang 36 0 0 -
Sự hình thành và phát triển của nhân học tôn giáo
28 trang 34 0 0 -
Chương 2: Bảng vào - ra (Input - Output) (Bài 1)
11 trang 32 0 0