Danh mục

Hướng dẫn sinh viên giáo dục mầm non thực hành thực tập tại trường Thực nghiệm Hoa Hồng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 261.29 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực tập sư phạm là hoạt động giáo dục đặc thù của các trường sư phạm nhằm hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cần thiết cho sinh viên giúp sinh viên chủ động, sáng tạo trong công việc, vận dụng kiến thức, rèn luyện các kỹ năng giáo dục và chăm sóc trẻ thực tế ở các trường mầm non. Bài viết chia sẻ về công tác hướng dẫn tay nghề cho sinh viên tại trường Thực nghiệm Hoa Hồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn sinh viên giáo dục mầm non thực hành thực tập tại trường Thực nghiệm Hoa Hồng 89 HƯỚNG DẪN SINH VIÊN GIÁO DỤC MẦM NON THỰC HÀNH THỰC TẬP TẠI TRƯỜNG THỰC NGHIỆM HOA HỒNG ThS. Lương Thị Kim Oanh Trường Thực nghiệm Hoa HồngTóm tắt Thực tập sư phạm là hoạt động giáo dục đặc thù của các trường sư phạmnhằm hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cần thiết cho sinh viên giúpsinh viên chủ động, sáng tạo trong công việc, vận dụng kiến thức, rèn luyện cáckỹ năng giáo dục và chăm sóc trẻ thực tế ở các trường mầm non. Bài viết chia sẻvề công tác hướng dẫn tay nghề cho sinh viên tại trường Thực nghiệm Hoa Hồng.Từ khoá: Thực nghiệm, rèn luyện, tay nghề, giáo viên mầm nonĐặt vấn đề Trong nhiều năm qua Trường Thực nghiệm Hoa Hồng (hay còn gọi là:Trường Mầm non Thực hành Hoa Hồng) là nơi hướng dẫn tay nghề cho sinhviên khoa Giáo dục mầm non và khoa Giáo dục đặc biệt, tạo điều kiện để các emđược trải nghiệm vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Giúp các em có đượcđầy đủ hành trang về tri thức và năng lực thực tiễn trước khi chính thức trởthành giáo viên mầm non. Trong những năm qua, nhà trường luôn phối hợp chặt chẽ với lãnh đạocác khoa trao đổi chuyên môn, để giảng viên với giáo viên thực hành để lýthuyết luôn đi liền với thực tiễn mang lại hiệu quả cao trong công tác thực hành,thực tập của sinh viên, luôn coi trọng việc tìm giải pháp để hỗ trợ tốt nhất chocác em sinh viên giúp các em có được tay nghề vững vàng của một giáo viênmầm non; Biết kết hợp lợi thế của chuyên ngành đào tạo và có thể tận dụng môitrường thực tập để trải nghiệm sâu hơn chuyên ngành đào tạo của mình. Chúngtôi xin được trao đổi, chia sẻ học tập kinh nghiệm đào tạo hướng dẫn sinh viênkiến tập, thực hành, thực tập.Nội dung 1. Triển khai công tác thực hành thực tập tại Trường Thực nghiệmHoa Hồng - Về công tác chỉ đạo + Ban Giám hiệu nhà trường Trường Thực nghiệm Hoa Hồng (hay còn gọi là: Trường Mầm non Thựchành Hoa Hồng) là trường thực hành lớn của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung 89 90ương. Trường có 19 nhóm lớp, chăm sóc, giáo dục khoảng 650 trẻ. Đội ngũ 87cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đó có 57 giáo viên mầm non có trình độ đạihọc, trên đại học. Lượng sinh viên ra kiến tập, thực hành, thực tập mỗi năm từ200 - 300 em. Ban Giám hiệu luôn ý thức được trách nhiệm của Nhà trườngtrước hai nhiệm vụ lớn là: Chăm sóc giáo dục trẻ và hướng dẫn sinh viên kiếntập, thực hành, thực tập, ứng dụng thành tựu nghiên cứu khoa học. Xuất phát từ việc xác định rõ tầm quan trọng và những khó khăn sẽ gặpphải khi hướng dẫn sinh viên thực tập giáo dục mầm non, Ban Giám hiệu nhàtrường đã bàn bạc và có phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ phụ trách thựchành cũng như chỉ đạo việc phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban liên quan tạomọi điều kiện hỗ trợ các em trong quá trình thực hành, thực tập tại trường. + Cán bộ phụ trách thực hành Cán bộ phụ trách thực hành của trường là người được đào tạo chuyênngành Giáo dục Mầm non, có kinh nghiệm nhiều năm đứng lớp, vì vậy có đượcsự gần gũi, cảm thông với những khó khăn của sinh viên khi đi thực hành, thựctập và đề ra được các biện pháp hỗ trợ tốt nhất cho giáo viên và sinh viên. Vào đầu mỗi năm học cán bộ phụ trách thực hành và giảng viên hướngdẫn của mỗi khoa có sinh viên ra thực hành dành thời gian gặp mặt, thống nhấtthời gian; số lượng sinh viên; yêu cầu thực tập của mỗi đoàn. Từ đó, cán bộ phụtrách thực hành sẽ sắp xếp sinh viên vào các lớp có đặc thù đáp ứng tối đa nhucầu thực tập cho sinh viên của khoa (VD: Xếp sinh viên khoa GDĐB vào lớp cótrẻ đặc biệt để sinh viên có cơ hội trải nghiệm) điều này cũng mang lại cơ hộicho trẻ có đặc thù được hỗ trợ tốt hơn. Nhà trường luôn căn cứ vào yêu cầu đào tạo của từng ngành để lựa chọnlớp có trẻ phù hợp, giáo viên có thế mạnh lĩnh vực đó để sinh viên có cơ hội trảinghiệm và được giúp đỡ hiệu quả. Để chủ động trong việc đón và hướng dẫn sinh viên , nhà trường luôn lậpkế hoạch sắp xếp thời gian dự kiến cho các đoàn, lượng sinh viên vào các lớpngay từ đầu mỗi năm học. Từ nội dung thực hành của từng đoàn nhà trường và giảng viên hướng dẫncùng nhau thống nhất cách đánh giá và giao nhiệm vụ cụ thể để giáo viên cáclớp có sinh viên phối hợp hỗ trợ các em. Nhà trường chủ động sắp xếp lịch tổ chức hoạt động cho từng sinh viêntại từng lớp theo yêu cầu bộ môn, sắp xếp xen kẽ để các em sinh viên trong mỗinhóm được dạy và dự tối đa các môn đã học, hạn chế việc dạy trùng lặp trongmột lớp. Từ đó giúp nhà trường chủ động trong việc kiểm tra, đánh giá sinh viênvà công tác hướng dẫn của giáo viên. Việc có sớm lịch dạy cũng giúp sinh viênchủ động xác định nội dung, soạn giáo án và chuẩn b ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: