Danh mục

Hướng dẫn sử dụng Orcad cơ bản

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 553.65 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Orcad là phần mềm thiết kế mạch điện của công ty Cadence, nói chính xác hơn orcad là một bộ phần mềm bao gồm nhiều phầm mềm trợ giúp cho chúng ta trong quá trình thiết kế mạch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn sử dụng Orcad cơ bản Hướng dẫn sử dụng Orcad cơ bảnGiới thiệu Orcad là phần mềm thiết kế mạch điện của công ty Cadence, nói chính xác hơn Orcad làmột bộ phần mềm bao gồm nhiều phần mềm trợ giúp cho chúng ta trong quá trình thiết kế mạch.Orcad Capture để vẽ sơ đồ nguyên lý, Layout để vẽ mạch in, Pspice để giả lập … Ngoài Orcad racòn rất nhiều phần mềm khác giúp chúng ta thiết kế mạch điện như Protel, Eagle, Winboard… Tuichọn Orcad để giới thiệu vì tính phổ biến của nó hơn nữa phần mềm này khá mạnh. (Theo ngu ýcủa tui thì Orcad mạnh phần vẽ mạch nguyên lý, còn Layout thì cũng …. thường thôi). Cũng vì tính phổ biến của Orcad mà người học tìm được nhiều sự trợ giúp từ các Đại hiệptiền bối, dễ dàng đem đặt mạch in, dễ dàng chia sẻ… Orcad bản xịn trên thị trường đắt khủngkhiếp, nhưng tình hình chung… 8 K là Ok ! Vậy là chúng ta có Orcad để luyện, còn giáo trình, theotui biết thì có sách của Vương Khánh Hưng, Hoàng Văn Đặng…Nhưng thời buổi này thì bần cùngbất đắc dĩ lên mạng không tìm được thì mới ra ngoài mua sách, đấy cũng chính là lý do tui viết cáibạn đang đọc này. Trước đây,anh falleaf (Đoàn Hiệp) có viết về Orcad đọc cực kì dễ hiểu, các bạncũng nên đọc (tại diễn đàn picvietnam). Trong tài liệu này tui sẽ lần lượt giới thiệu cách vẽ mạch nguyên lý bằng Orcad Capture,mạch in bằng Orcad Layout và kĩ thuật làm mạch in, chúng ta có 3 bài.Bài 1. Hướng dẫn vẽ mạch nguyên lý bằng Orcad CaptureBài 2. Vẽ mạch in với Orcad LayoutBài 3. Làm mạch in tại nhà Nói thêm, tui viết tài liệu này dựa trên cách tui dùng Orcad, vì vậy khó mà tránh khỏi thiếuxót, mong các bác bỏ quá cho, sai các bác bảo cho em sửa, đúng thì các bác cỗ vũ một tí… thếnhỉ ! Ok ?!. Bây giờ, chúng ta bắt đầu bài 1. Bài 1 Hướng dẫn vẽ mạch nguyên lý bằng Orcad CaptureHướng dẫn cài đặt Về cách cài đặt Orcad thì bạn có thể tham khảo tại diendandientu, rất nhiều bạn đã viết vềvấn đề này, tui cũng đã viết, bạn lên đó xem nhe ! Vậy là ta xong phần đầuOrcad Capture Màn hình của Orcad Capture như trên. Nói thêm, Orcad Capture và Capture CIS thì cũngnhư nhau cả thôi, chỉ khác là CIS có thêm cơ sở dữ liệu về một số linh kiện (giống như sách tratransistor). Để bắt đầu, bạn chọn File - New - Project … hoặc File - New - DesignHướng dẫn OrCAD cơ bản Phần name giúp bạn đặt tên cho project của mình, bạn chọn PC Board Wizard nếu muốngiả lập, còn tui thì thường chọn Schematic, cài này chỉ có mạch nguyên lý. Phần Location chỉ rabạn đặt file mình thiết kế ở đâu. Theo tui mỗi project bạn nên làm một thư mục riêng để sau nàydễ tìm kiếm, bởi vì mỗi project, Orcad có thể tạo ra khá nhiều file. Ví dụ bạn có thể tạoC:OrcadWorkNguon hay C:OrcadWorkHengio chẳng hạn, hai thư mục đó bạn lưu bản thiết kế,hay mạch in của mình với hai project tương ứng là Nguon và HengioVí dụ, bài 1 ta chọn như sau:Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN 3Hướng dẫn OrCAD cơ bảnMàn hình làm việc của Orcad như sau :Chúng ta sẽ thiết kế trên cửa sổ SchematicPhạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN 4Hướng dẫn OrCAD cơ bảnCửa sổ phía bên trái giúp ta quản lý project của mình, còn bên phải là thanh công cụ chứa cácthành phần cần thiết để vẽ mạch.Tui sẽ giới thiệu về thanh công cụ (cái này dùng nhiều nhất đấy) - Con trỏ Select giúp ta thao tác với các linh kiện, di chuyển, xoay ... - Place Part, đưa thêm linh kiện vào mạch - Place wire : nối dây - Place net alias : nối dây thành mạng - Place bus: tạo bus - Tạo điểm nối - Tạo dây nối vào bus - Nguồn - Đất - Cái này tui chưa dùng bao giờ hehe - Tạo một cổng - Giúp bạn nối trang này sang trang khác trong trường hợp mạch lớn - Chỉ ra chân linh kiện không được nối, ví dụ chân IC không dùng hết - Còn mấy cái dưới này, bạn di chuyển chuột lên nó sẽ hiểu ngay màViệc đầu tiên bạn nên làm là chọn kích thước bản vẽ, chế độ lưới (grid) các linh kiện sẽ được“neo” vào các lưới này, giúp bạn định vị chúng trên bản vẽ.Lưới chính là các chấm nhỏ bản nhìn thấy ở trênPhạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN 5Hướng dẫn OrCAD cơ bảnĐể chỉnh cỡ giấy bạn chọn Option - Schematic Page PropertiesBạn nhìn là tự hiểu rồi còn gì, với bản vẽ nhỏ chọn A4, lớn hơn thì A3, kích thước tùy ý chọnCustom.Tiếp theo là chỉnh grid:Bạn chọn Option - PreferencesPhạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN 6Hướng dẫn OrCAD cơ bảnTrong khung Schematic Page Grid có các tùy chọn, Visible: có cho hiển thị lưới hay không. GridStyle: Kiểu lưới là loại chấm hay đường thẳng. Grid spacing khoảng cách lưới, theo tui chon ½ làvừa nhất.Vậy là bước tinh chỉnh đầu tiên đã xong, quên mất, đầu tiên bạn nên lưu bản thiết kế của mì ...

Tài liệu được xem nhiều: