Danh mục

Hướng dẫn thực hành Điện tử 2 - ĐH Lâm Nghiệp

Số trang: 207      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.20 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng được biên soạn phù hợp với chương trình môn học Điện tử 2 mới nhất đã được Trường Đại học Lâm nghiệp phê duyệt năm 2014. Tài liệu gồm 08 bài thí nghiệm thuộc các nội dung về linh kiện bán dẫn, các dạng mắc mạch khuếch đại đơn, ghép các tầng khuếch đại, mạch khuếch đại ứng dụng sử dụng bộ khuếch đại thuật toán, bộ lọc và mạch tạo dao động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn thực hành Điện tử 2 - ĐH Lâm Nghiệp THS. LÊ MINH ĐỨC H¦íNG dÉn thÝ nghiÖM §IÖN Tö 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2018 THS. LÊ MINH ĐỨC HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM ĐIỆN TỬ 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2018 1 2 LỜI NÓI ĐẦU Điện tử 2 là một môn học cơ sở ngành nằm trong chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử. Nội dung của môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các linh kiện bán dẫn nhiều mặt ghép, các mạch khuếch đại ứng dụng, vấn đề ghép tầng khuếch đại, các bộ lọc và nguồn cung cấp cho mạch điện tử. Kèm theo các chủ đề lý thuyết là các nội dung thực hành, thí nghiệm tương ứng. Do đó, các nội dung thí nghiệm thực hành có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học tập môn Điện tử 2. Việc thí nghiệm một mặt giúp sinh viên kiểm chứng lại những nội dung đã được trình bày trong các bài giảng lý thuyết, mặt khác giúp sinh viên hiểu rõ hơn nguyên lý hoạt động, cấu trúc và ứng dụng thực tế của các mạch điện tử, rèn luyện kỹ năng tính toán, đo lường các thông số và lắp ráp mạch… để phục vụ cho những môn học tiếp sau và trong quá trình làm việc thực tế sau này. Để nâng cao năng lực thực hành của sinh viên, Bộ môn Kỹ thuật điện & Tự động hóa, Trường Đại học Lâm nghiệp đã liên tục nâng cấp, cải tiến và trang bị mới các bài thí nghiệm phục vụ cho công tác đào tạo theo học chế tín chỉ. Chính vì vậy, việc biên soạn cuốn bài giảng thực hành phục vụ cho các môn học thuộc ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử nói chung và môn học Điện tử 2 là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu về tài liệu hướng dẫn thực hành của sinh viên. Cuốn bài giảng này vừa cung cấp cho sinh viên cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung bài thí nghiệm, kỹ năng thực hành thí nghiệm và kiến thức để có thể xử lý và trình bày được kết quả sau thí nghiệm. Bài giảng được biên soạn phù hợp với chương trình môn học Điện tử 2 mới nhất đã được Trường Đại học Lâm nghiệp phê duyệt năm 2014. Tài liệu gồm 08 bài thí nghiệm thuộc các nội dung về linh kiện bán dẫn, các dạng mắc mạch khuếch đại đơn, ghép các tầng khuếch đại, mạch khuếch đại ứng dụng sử dụng bộ khuếch đại thuật toán, bộ lọc và mạch tạo dao động. Trong quá trình biên soạn tác giả đã nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp trong Bộ môn Kỹ thuật điện & Tự động hóa. Tác giả xin chân thành cảm ơn những góp ý quý báu của các thầy cô để giúp hoàn thiện cuốn bài giảng này. 3 Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn và chỉnh sửa nội dung, song đây là lần biên soạn đầu tiên nên chắc chắn không thể tránh được sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và các sinh viên để hoàn thiện bài giảng trong những lần tái bản sau. Các ý kiến góp ý xin gửi về: Bộ môn Kỹ thuật điện & Tự động hóa, Khoa Cơ điện & Công trình, Trường Đại học Lâm nghiệp. Tác giả 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACV (Alternating Current Voltage): Điện áp xoay chiều AGC (Auto Gain Control): Tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại AMP (Amplifier/Amplification): Bộ khuếch đại/Sự khuếch đại BJT (Bipolar Junction Transistor): Transistor lưỡng cực BPF (Band Pass Filter): Bộ lọc thông dải BW (Band Width): Độ rộng băng thông CB (Common Base): Cực gốc chung CC (Common Collector): Cực góp chung CD (Common Drain): Máng chung CE (Common Emitter): Cực phát chung CG (Common Gate): Cổng chung CMRR (Common Mode Rejection Tỷ số nén tín hiệu đồng pha Ratio): CS (Common Source): Nguồn chung D (Drain): Cực máng dB (Decibel): Đơn vị đo hệ số khuếch đại theo thang lô ga rít DCV (Direct Current Voltage): Điện áp một chiều FET (Field Effect Transistor): Transistor hiệu ứng trường G (Gate): Cực cửa, cực cổng HPF (High Pass Filter) Bộ lọc thông cao IC (Integrated Circuit): Vi mạch tích hợp Input: Đầu vào JFET (Junction FET): Transistor hiệu ứng trường cực cửa tiếp giáp LPF (Low Pass Filer): Bộ lọc thông thấp LVDT (Linear Variable Differential Bộ biến đổi tuyến tính vi sai Transformer): MOSFET (Metal Oxide Semiconductor Transistor hiệu ứng trường cực cửa FET): cách ly NFB (Negative Feed Back): Hồi tiếp âm 5 OA, OPA, OP – AMP (Operation Bộ khuếch đại thuật toán Amplifier): OCL AMP (Output Capacitor Less Bộ khuếch đại ghép tụ điện Amplifie ...

Tài liệu được xem nhiều: