Thông tin tài liệu:
Tập quán nuôi cá lóc ở ĐBSCL chủ yếu cho ăn bằng thức ăn là cá biển, cua, ốc bươu vàng xay nhuyễn. Chưa ai nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp. Ông Vũ Văn Lệch, Giám đốc Cty CP TM Á Âu (Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp Con Heo Vàng) ở thị xã Sa Đéc – Đồng Tháp đã phá bỏ tập quán khi đưa ra sáng kiến nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp dạng viên giàu đạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng đi mới cho người nuôi cá lóc Hướng đi mới cho người nuôi cá lócNguồn: diendan.camau.gov.vnTập quán nuôi cá lóc ở ĐBSCL chủ yếu cho ăn bằng thức ăn là cá biển, cua,ốc bươu vàng xay nhuyễn. Chưa ai nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp. ÔngVũ Văn Lệch, Giám đốc Cty CP TM Á Âu (Nhà máy chế biến thức ăn chănnuôi cao cấp Con Heo Vàng) ở thị xã Sa Đéc – Đồng Tháp đã phá bỏ tập quánkhi đưa ra sáng kiến nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp dạng viên giàuđạm.Trong thời gian vừa qua Cty kết hợp với Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp và trangtrại nuôi cá lóc của ông Cao Văn Toàn, ở ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung,huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, thả nuôi thử nghiệm bằng thức ăn viên do Ctycung cấp. Sau 4 tháng nuôi cho kết quả ban đầu rất khả quan, cá mau lớn, đạttrọng lượng từ 400-500 gram/con, rút ngắn thời gian so với nuôi bình thường từ 1-1,5 tháng.Ông Cao Văn Toàn cho biết: Tôi đã làm nghề nuôi cá lóc hơn chục năm nay từnuôi trong mùng lưới đến nuôi trong ao, hầm đều chủ yếu cho cá ăn bằng mồi. Từkhi được Cty Con Heo Vàng hỗ trợ thức ăn để nuôi thử nghiệm tại hầm nhà, banđầu tôi thả 100 ngàn con cá lóc giống loại 7-8 cm, với diện tích mặt nước 1.200m2. Sau bốn tháng thả nuôi thấy đàn cá phát triển rất nhanh, ít bị bệnh, tỷ lệ sốngđạt 70% và giảm chi phí đầu tư từ 25-30% so với nuôi cá lóc truyền thống trướcđây. Hơn thế, yếu tố quan trọng nuôi cá bằng thức ăn viên công nghiệp là chủđộng nguồn thức ăn nên có thể yên tâm mở rộng diện tích nuôi.Giám đốc Vũ Văn Lệch cho biết: Qua 2 năm Cty hoạt động sản xuất thức ăn trênđịa bàn tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi đã đi khắp các tỉnh ĐBSCL thấy bà con nôngdân nuôi cá lóc trong ao, hầm, hay trong vèo lưới cước đều phải kiếm nguồn thứcăn rất khó khăn, chủ yếu là cá tạp hoặc cá biển, nguồn thức ăn này trong thiênnhiên ngày càng bị cạng kiệt. Cá lóc cũng chỉ được nuôi vào mùa nước nổi cónhiều nguồn thức ăn tự nhiên, những tháng mùa khô cạn kiệt thức ăn người nuôiphải chuyển sang làm nghề khác.Ông Bùi Hữu Soi, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp cho biết: Cá lóc dễnuôi và cho hiệu quả kinh tế cao.Bây giờ lại có thể nuôi chúng vào mùa khô nhờ thức ăn công nghiệp sẽ là hướngđi mới để đa dạng hoá sản phẩm chứ không chỉ phụ thuộc con cá tra, basa là đốitượng nuôi bị thua lỗ trong thời gian vừa qua.Chính vì thế từ tháng 7/2008, Cty đã nghiên cứu thành công đưa ra 3 loại thức ănviên công nghiệp dành riêng cho cá lóc là SF 300, SF 400, SF 500. Đây là loạithức ăn giàu đạm hơn nhiều so với thức ăn bằng mồi cá trong tự nhiên. Người nuôilại có thể nuôi cá quanh năm nhờ chủ động nguồn thức ăn, nguồn nước bảo đảmkhông ô nhiễm nên cá sống khỏe, ít bệnh tật.Ông Lệch cho biết thêm: Sau khi tổ chức nuôi thử nghiệm cá lóc bằng nguồn thứcăn công nghiệp thành công, Cty đã tổ chức hội thảo mời các nhà khoa học và cácviện, trường trong ngành thủy sản cùng hàng trăm nông dân sản xuất giỏi trongtỉnh về tham dự. Bà con nông dân đánh giá rất cao hình thức nuôi mới và rất muốntham gia mô hình này.Nông dân Dương Văn Triều, ở ấp An Thịnh, xã An Nông, huyện Tam Nông –Đồng Tháp, là một trong những hộ nuôi cá lóc giỏi trong tỉnh cho biết: Tôi từngnuôi nhiều loại cá từ cá rô, mè vinh, tai tượng… nhưng tôi thấy mô hình nuôi cálóc bằng thức ăn công nghiệp giúp cá mau lớn, ít bệnh, không ô nhiễm nguồnnước là tôi khoái liền. Từ hội thảo này tôi sẽ ký hợp đồng với Cty thả 150 ngàncon cá lóc nuôi vào những tháng mùa khô sắp tới.