Thông tin tài liệu:
Bệnh nhân đái tháo đường týp 1, bắt buộc phải tiêm insulin.Cho đến nay, đái tháo đường (ĐTĐ) vẫn là bệnh chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy con người vẫn đang cố gắng để tìm ra nhiều loại thuốc mới nhằm điều trị ĐTĐ hiệu quả hơn. Hiểu biết rõ tác dụng cũng như cách dùng và cách hạn chế các tác dụng phụ của các loại thuốc này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong điều trị ĐTĐ.InsulinInsulin là hormon do tụy tiết ra, khi dòng máu mang glucose đến các cơ quan, insulin...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống đái tháo đường Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống đái tháo đường: Các thuốc trị bệnh đái tháo đường Bệnh nhân đái tháo đường týp 1, bắt buộc phải tiêm insulin. Cho đến nay, đái tháo đường (ĐTĐ) vẫn là bệnh chưa thể chữa khỏihoàn toàn. Chính vì vậy con người vẫn đang cố gắng để tìm ra nhiều loạithuốc mới nhằm điều trị ĐTĐ hiệu quả hơn. Hiểu biết rõ tác dụng cũng nhưcách dùng và cách hạn chế các tác dụng phụ của các loại thuốc này đóng vaitrò cực kỳ quan trọng trong điều trị ĐTĐ. Insulin Insulin là hormon do tụy tiết ra, khi dòng máu mang glucose đến các cơquan, insulin sẽ giúp glucose đi vào trong tế bào và giúp tế bào sử dụng glucose đểsinh ra năng lượng cho hoạt động của các tế bào. Khi thiếu insulin, cơ thể sẽkhông sử dụng được glucose, hậu quả là glucose trong máu sẽ tăng cao và xuấthiện trong nước tiểu. Các bệnh nhân ĐTĐ týp 1, do tụy không sản xuất được insulin nên bắt buộcphải tiêm insulin. Đối với các bệnh nhân ĐTĐ týp 2, lúc mới bị bệnh, tụy có thểsản xuất insulin bình thường, thậm chí nhiều hơn bình thường nhưng cơ thể lạikhông sử dụng được, một trong các nguyên nhân khiến cơ thể không sử dụng đượcglucose là do bệnh nhân (BN) béo hoặc có rối loạn mỡ máu. Điều trị ban đầu BNĐTĐ týp 2 phải là chế độ ăn và tập luyện nhằm làm giảm cân và điều chỉnh rốiloạn mỡ máu, nếu các biện pháp này không có tác dụng thì sẽ phải dùng thêm 1hoặc nhiều loại thuốc uống làm hạ đường máu. Về insulin, tính theo thời gian tác dụng (thời gian bắt đầu có tác dụng, thờigian có tác dụng tối đa và thời gian hết tác dụng), có 3 loại thường được dùng hiệnnay là insulin nhanh, insulin bán chậm và insulin hỗn hợp. Các thuốc uống điều trị ĐTĐ týp 2 Có nhiều nhóm thuốc uống để điều trị ĐTĐ týp 2, mỗi nhóm có cơ chế tácdụng khác nhau. Các thuốc và nhóm thuốc chính là: Metformin: Metformin được coi là thuốc điều trị đầu tay cho những BN ĐTĐ týp 2 cóbéo phì hoặc thừa cân do có tác dụng chính lên sự đề kháng insulin. Metformin cóưu điểm nổi bật là không làm tăng cân và cũng không gây hạ đường máu quá thấp.Các tác dụng phụ của thuốc có thể là gây đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy... Nênuống các thuốc metformin ngay sau bữa ăn. Không dùng metformin khi có suythận, suy gan, suy hô hấp. Phải thận trọng khi dùng cho những BN lớn tuổi. Các thuốc nhóm sulfonylurea Nhóm sulfonylurea là những thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 được dùng phổ biếnnhất, nó có tác dụng chính là kích thích tụy tăng tiết insulin. Tác dụng phụ củathuốc có thể là gây tăng cân tuy không nhiều (1-2kg) và hạ đường máu quá thấp(hay gặp khi dùng cholpropamide và glibenclamide) nhất là ở những BN già, BNcó bệnh gan hoặc thận. Nhóm thuốc này thường phải dùng 2-3 lần mỗi ngày, uốngvào trước bữa ăn. Các thiazolidinediones (TZD) Các thuốc TZD có tác dụng làm tăng tác dụng của insulin tại các mô trongcơ thể nhưng không làm tăng tiết insulin. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm giảmrối loạn mỡ máu. Điều trị TZD thường gây tăng cân (khoảng 2-4kg/24 tháng), chủyếu do làm tăng tích trữ mỡ dưới da và một phần do giữ nước. Vì vậy cần thậntrọng khi điều trị TZD cho các BN bị suy tim hoặc có bệnh tim, viêm gan hoặc cómen gan tăng cao. Acarbose Tăng đường máu sau bữa ăn khá phổ biến ở các BN ĐTĐ týp 2. Men a-glucosidase có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Acarboseức chế men a-glucosidase nên sẽ làm chậm quá trình hấp thu carbonhydrate ởđường tiêu hóa, nhờ đó làm giảm mức độ tăng đường máu sau bữa ăn. Acarbosecó thể được dùng riêng lẻ cùng chế độ ăn kiêng hoặc dùng phối hợp vớisulfonylurea, metformin hoặc insulin. Tác dụng phụ của acarbose là gây đầy hơivà sôi bụng, đôi khi gặp đau bụng và tiêu chảy. Để khắc phục nên uống thuốc vàogiữa bữa ăn, bắt đầu bằng liều thấp và tăng liều từ từ. Các thuốc uống điều trị ĐTĐ týp 2 khác: Novonorm có tác dụng tương tự sufonylurea nhưng kích thích tiết insulinsớm hơn. Vì vậy nó thường được dùng vào đầu bữa ăn và làm giảm đường máusau bữa ăn. Mediator cũng có tác dụng trên cả sự đề kháng insulin và rối loạn mỡ máunhưng kém hơn so với metformin. Có thể điều trị mediator đơn thuần hoặc phốihợp với sulfonylurea... Điều trị phối hợp các thuốc Theo các khuyến cáo mới của Hội ĐTĐ Mỹ thì khi dùng một thuốc màkhông kiểm soát được đường máu thì nên điều trị phối hợp sớm 2 hoặc 3 loạithuốc uống với nhau hoặc với insulin. Điều trị phối hợp rất có lợi vì cùng lúc nótác dụng lên nhiều khâu, nhiều rối loạn khác nhau của quá trình sinh bệnh ĐTĐtýp 2. Các thuốc có thể phối hợp cùng nhau là: - Sulfonylurea + metformin hoặc acarbose hoặc TZD. - Metformin + acarbose hoặc TZD. - Insulin + sulfonylurea hoặc metformin hoặc acarbose. Đánh giá tác dụng củ ...