Thông tin tài liệu:
Trên thị trường đã xuất hiện dịch vụ giới thiệu rằng công nghệ Lipo Sonix C+ có thể phân huỷ 1,5 - 2kg mỡ (tương đương 8 - 10cm) sau 4 giờ điều trị mà không đau đớn, không gây chảy máu, không cần nghỉ dưỡng và cho kết quả vĩnh viễn Vô lý? Giảm mỡ thừa bằng “sóng siêu âm hội tụ” (Focused Ultrasound) với thiết bị Ultrashape đang là công nghệ mới trong ngành thẩm mỹ không phẫu thuật – còn gọi là thẩm mỹ nội khoa. Ưu điểm của nó theo các giới thiệu, là không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hút một lần 2 ký mỡ, tin được không?
Hút một lần 2 ký mỡ, tin được
không?
Trên thị trường đã xuất hiện dịch vụ giới thiệu rằng công
nghệ Lipo Sonix C+ có thể phân huỷ 1,5 - 2kg mỡ (tương
đương 8 - 10cm) sau 4 giờ điều trị mà không đau đớn,
không gây chảy máu, không cần nghỉ dưỡng và cho kết quả
vĩnh viễn
Vô lý?
Giảm mỡ thừa bằng “sóng siêu âm hội tụ” (Focused
Ultrasound) với thiết bị Ultrashape đang là công nghệ mới
trong ngành thẩm mỹ không phẫu thuật – còn gọi là thẩm
mỹ nội khoa. Ưu điểm của nó theo các giới thiệu, là không
cần thời gian nghỉ dưỡng, có nghĩa là tranh thủ giờ nghỉ
trưa, các doanh nhân, nhân viên văn phòng… có thể đến
nơi làm việc của bác sĩ thẩm mỹ để được thực hiện việc
làm đẹp: căng da, trẻ hoá da, làm thon gọn cơ thể, làm tan
mỡ…
Công dụng của máy là có thể làm vỡ tế bào mỡ, còn khả
năng phá huỷ lượng mỡ tối đa hay tối thiểu là bao nhiêu tuỳ
thuộc vào bác sĩ thực hiện. Trong ba nơi mua máy, Cosmo
giới thiệu về khả năng có thể lấy đến 2kg mỡ thừa và giảm
8 – 10cm vòng bụng, còn hai nơi kia chỉ nói giảm được
khoảng 2cm/lần .
Bác sĩ, tiến sĩ Lê Hành – khoa thẩm mỹ bệnh viện Chợ
Rẫy TP.HCM nói: “Nếu có thể lấy ra khỏi cơ thể đến 2 ký
mỡ mà không gây tê, không gây mê, không chăm sóc hậu
phẫu thì có thể gây choáng chết người. Vô lý ở chỗ là mỡ
sẽ thoát ra khỏi cơ thể ngay lập tức bằng cách nào?”
Vẫn chưa được quản lý
Đáng lưu ý là các quy định về quản lý thẩm mỹ nội khoa
vẫn chưa có, ngành y tế mới chỉ kiểm tra được các điểm
dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ. Chính những bác sĩ làm thẩm
mỹ nội khoa nhập máy về sử dụng cho khách cũng phản
ánh là chưa biết phải đăng ký ở đâu.
Bác sĩ Đặng Văn Quỳ, trưởng phòng quản lý dụng cụ y tế
sở Y tế cho biết: “chưa có quy định buộc các điểm dịch vụ
chuyên về thẩm mỹ bằng máy như thế này phải có giấy
phép của sở y tế mới được kinh doanh. Do đó, nhiều quảng
cáo về thẩm mỹ nội khoa hiện không hề có tên, giấy phép
của bác sĩ có chuyên môn”.
Như vậy, trong lúc những loại máy thẩm mỹ nội khoa đã
can thiệp sâu vào cơ thể, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khoẻ và cả tính mạng con người thì ngành y tế vẫn
chưa có biện pháp quản lý. Người tiêu dùng hoàn toàn
không thể phân định được đâu là công nghệ mới nhất và
đâu là công nghệ an toàn nhất cho mình.
Vấn đề nữa đang được một số bác sĩ chuyên khoa phẫu
thuật thẩm mỹ đặt ra là các trung tâm thẩm mỹ nội khoa
này có cần bác sĩ chuyên môn hay không? Các chuyên
viên, kỹ thuật viên của những nơi làm thẩm mỹ nội khoa có
cần phải đạt các chứng chỉ nào đó về kiến thức y khoa, hay
chỉ cần biết bấm máy là đủ…