Danh mục

Huyện đảo Phú Quý và những tập tục lạ kỳ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 263.38 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chàng rể ban ngày làm việc bên gia đình mình, tối về ngủ với cô dâu. Nếu hai bên gia đình có công việc, hoặc giỗ kỵ, dựng nhà mới…thì sang “mượn” cô dâu, hoặc chú rễ về nhà giúp vài hôm tùy theo công việc...Huyện đảo Phú Quý, Bình Thuận có lẽ là huyện duy nhất trên đất nước ta không có đám cưới. Cụ Hai Dương (xã Đông Hải) cho biết: Hơn 80 tuổi mà tui chưa ăn đám cưới ai trên đảo bao giờ… Có lẽ tập tục này bắt nguồn từ thuở xa xưa khi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Huyện đảo Phú Quý và những tập tục lạ kỳ Huyện đảo Phú Quý và những tập tục lạ kỳChàng rể ban ngày làm việc bên gia đình mình, tối về ngủ với cô dâu. Nếu hai bêngia đình có công việc, hoặc giỗ kỵ, dựng nhà mới…thì sang “mượn” cô dâu, hoặcchú rễ về nhà giúp vài hôm tùy theo công việc...Huyện đảo Phú Quý, Bình Thuận có lẽ là huyện duy nhất trên đất nước ta khôngcó đám cưới. Cụ Hai Dương (xã Đông Hải) cho biết: Hơn 80 tuổi mà tui chưa ănđám cưới ai trên đảo bao giờ… Có lẽ tập tục này bắt nguồn từ thuở xa xưa khinhững cư dân đầu tiên phát hiện ra đảo và định cư tại đây.Đảo Phú Qúy rộng 16,4 km2, gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ, nằm cách TP Phan Thiết56 hải lý về phía Đông. Nhìn từ phía Bắc, đảo có hình thù như một con cá thu nổilên giữa biển nên từ xa xưa có tên là cù lao Thu.Đảo Ngọc Phú QuýHuyện đảo có ba xã Ngũ Phụng, Tam Thanh và Đông Hải bao quanh còn có nhiềuhòn nổi lớn, nhiều bãi biển, gành đá, vịnh hoang sơ rất đẹp. Phú Qúy là đảo tiềntiêu trên biển Đông của Bình Thuận và là trạm trung gian cận Quần đảo TrườngSa, Hoàng Sa của Tổ quốc thân yêu.Tương truyền ngày xưa có một chiếc ghe ngư dân từ đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãiđánh cá trên biển, không may gặp luồng cá chuồn bơi ngược. Thế là hàng vạn,hàng triệu con cá lao lên sàn làm chìm ghe. Những ngư dân trôi dạt vào bờ rồi từđó định cư các vùng Đông Hải, Tam Thanh.Riêng xã Ngũ Phụng có truyền thuyết liên quan đến công chúa Chế Bàn Tranh củaChiêm Thành bị đày ra đây, ngày nay còn nhiều di tích tại Ngũ Phụng.Những năm trước đây, khi ghe thuyền ra đảo mỗi tuần một chuyến, đảo gần nh ưbiệt lập với đất liền. Dân trong Phan Thiết, Phan Rí gọi người ngoài đảo là dânHòn. Tiếng nói, âm điệu rất khó nghe. Chưa nói đến vốn từ vựng sử dụng rất nhiềuphương ngữ và từ cổ.Ví dụ như: ông Trời thì đọc là “ông Blời”, ông Trăng đọc là “ông Klăng”. Các âm“a” biến thành “e” như người dân miệt Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên. Nhiềutừ địa phương nghe lần đầu không những không hiểu gì mà con giật thót ngườinhư: Mời thầy cô giáo đến nhà ăn giỗ. Học sinh trên đảo sẽ nói : Nhà em có kỵ, bamẹ em mời cô (thầy) đến “ăn chực”. Hoặc như: cô giáo có khuôn mặt rất hiềnlành, phúc hậu…Học sinh trên đảo sẽ mô tả như sau: “Em rất thương cô giáo vì côcó khuôn mặt rất…dữ” (dữ = hiền lành).Có thể do cuộc sống biệt lập, thường xuyên đối mặt với thiên tai, khắc nghiệt vàcực khổ mưu sinh trên biển nên các tập tục truyền thống không đ ược chú trọng vàkhông lưu truyền. Các thế hệ cư dân từ thế kỷ 19 đến nay, đã làm đơn giản hóa cácnghi lễ truyền thống và làm mai một dần một số tín ngưỡng, tập tục của ngườiViệt.Tục cưới hỏi trên đảo Phú Quý rất đơn giản gần như không ai để ý đến. Trước đâytrên đảo không có đường nhựa, không có xe ô tô, gắn máy nên khái niệm “lên xehoa” càng không thể có. Ngư dân chỉ biết thuyền ghe, thúng và bạn ghe - nhữngngười làm thuê. Buổi chiều, tất cả đàn ông, trẻ con trên 10 tuổi đều ra biển đánhbắt cá, câu mực. Trên bờ chỉ còn lại đàn bà, người già và trẻ nhỏ. Khái niệm vềngày tốt, ngày xấu cũng không có. Biển không bị động, đánh bắt nhiều cá mực, antoàn thì đó là ngày tốt.Những chàng trai ngư dân khỏe mạnh khi đến tuổi trưởng thành, sẽ được các côgái quan tâm đến với những thành tích như: lặn sâu, lâu nhất, đánh cá giỏi, câumực nhiều, hoặc giả bị bão tố vẫn sống trên biển nhiều ngày…thành tích nổi trộinày là tâm điểm để các cô gái biển quan tâm hơn là con ông chủ ghe, hay một giađình giàu có sẵn. Vì một lẽ, nghề biển là nghề bạc, của cải trời đất và biển cả hàophóng ban tặng rất nhiều, vô số kể. Nhưng chỉ một cơn thịnh nộ, giận dữ cuồngphong, biển sẽ lấy lại của con người tất cả, kể cả sinh mạng. Câu nói “ dân ba đờighe” hàm ý về sự khắc nghiệt, luật nhân quả của biển khơi, của trời đất là vậy.Nếu để ý, nhớ nhung một cô gái, không cần mai mối dạm ngõ như các nơi, chàngtrai trình bày với cha mẹ, người thân hoặc với chủ ghe nếu không còn người thân.Nhân dịp nhà bên cô gái có tiệc tùng, đám giỗ nhà trai sang “đánh tiếng” . Tục lệ ởtrên đảo gọi là “nói chừng”. Nghĩa là đề cập việc con cái muốn thành vợ chồng.Việc này không cần bất cứ lễ vật hay nghi lễ gì cả. Cộng đồng cư dân trên đảokhông đông, không bị chi phối bởi tác động từ bên ngoài nên các gia đình đều rấtbiết nhau, quen nhau như trong đại gia đình. Con ai, nhà ai, ghe ai tất cả đều rànhrẽ.Nếu nhà cô gái đồng ý, thì chính thức ngay sau đó, chàng trai đã có thể đến nhàgái để ngủ. Không cần nghi lễ động phòng hay tuần trăng mật, những cặp uyênương trên xây tổ rất tự nhiên, rất đơn giản như biển và thuyền ghe không thể thiếunhau. Cô gái cũng chính thức trở thành vợ anh chàng kia mà không cần tốn kém,thách cưới gì cả. Rất ít có đám từ chối lời “nói chừng” của nhà trai. Vì các điềukiện cần và đủ đã hội tụ, nên việc “nói chừng” là cái cớ để xác lập hôn nhân.Thông thường nhà có con gái bao giờ cũng dành buồng riêng. Nếu gia đình khágiả có thể cho luôn căn ...

Tài liệu được xem nhiều: