“Thiên hạ kungfu xuất Thiếu Lâm”, có lẽ không phải chờ đến những tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, Cổ Long, Thiếu Lâm Tự mới được biết đến như là một Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm trung nguyên. Trên thực tế, kungfu Thiếu Lâm chính là hình ảnh đại diện của nền võ học Trung Hoa, là cơ sở cho võ công của nhiều môn phái khác, và do đó cũng là phần cơ bản nhất tạo nên môn võ Wushu mà người Trung Quốc tự hào đem ra giới thiệu với thế giới dưới tư cách...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Huyền thoại Thiếu Lâm Tự: Từ Đạt Ma đến 72 Tuyệt kỹHuyền thoại Thiếu Lâm Tự: Từ Đạt Ma đến 72 Tuyệt kỹ “Thiên hạ kungfu xuất Thiếu Lâm”, có lẽ không phải chờ đến những tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, Cổ Long, Thiếu Lâm Tự mới được biết đến như là một Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm trung nguyên. Trên thực tế, kungfu Thiếu Lâm chính là hình ảnh đại diện của nền võ học Trung Hoa, là cơ sở cho võ công của nhiều môn phái khác, và do đó cũng là phần cơ bản nhất tạo nên môn võ Wushu mà người Trung Quốc tự hào đem ra giới thiệu với thế giới dưới tư cách một phần tinh túy nhất trong truyền thống võ học của mình. Cùng với thời gian, đặc biệt dưới ảnh hưởng của các tiểu thuyết,phim ảnh võ hiệp, kungfu Thiếu Lâm Tự trong mắt chúng ta ngày càngnhuốm màu sắc huyền bí và kì ảo. Nhưng điều thú vị là ở chỗ, những gì còn lại đến hôm nay củavõ học Thiếu Lâm đủ để chúng ta tin rằng những điều truyền tụngkhông phải không có cơ sở. Người hâm mộ hẳn đều hơn một lần tự hỏi:Có thật là dưới gầm trời này, trong thế giới thực tại này vẫn tồn tại mộtkhông gian võ học cao minh, bí ẩn của ngàn năm trước? Và phải chăngnhững bí kíp Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh... vẫn nằm yên trong TàngKinh Các một ngày nào đó sẽ lại tái xuất giang hồ và gây cơn sóng gió,như chúng đã từng gây ra trong quá khứ? VTC News xin trân trọngđăng tải loạt bài viết thú vị về huyền thoại của môn võ lừng danh thếgiới này... KÌ 1: TỪ ĐẠT MA SƯ TỔ ĐẾN TRUNG NGUYÊN THÁISƠN BẮC ĐẨU Ở Trung Quốc hiện nay có đến 10 ngôi chùa mang danh ThiếuLâm. Tuy nhiên, Thiếu Lâm được nhắc đến trong tiểu thuyết KimDung, Cổ Long, cái nôi của thiền tông và võ thuật Trung Hoa là ThiếuLâm Tung Sơn, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay, cách thủ đôBắc Kinh chừng 600km về phía Nam. Chùa xây dựng trong khu rừngtrên đỉnh núi Thiếu Thất thuộc dãy Tung Sơn, nên được gọi là “ThiếuLâm”. Tung Sơn thắng địa Dãy núi Tung Sơn. Dãy núi Tung Sơn là một trong Ngũ Nhạc - một trong 5 dãy núilớn và danh tiếng nhất Trung Hoa, nằm ở phía Nam sông Hoàng Hà vàphía Bắc sông Dương Tử (Trường Giang). Núi Thiếu Thất cao chừng860 trượng, phong cảnh tao nhã, địa thế thuận tiện, chung quanh núiđược bao phủ bởi rừng thiết mộc, một loại cây rắn chắc nh ư sắt, bền bỉ,quí báu hiếm có, tương truyền do Ðạt Ma trồng ở Tung Sơn, dùng làmbinh khí và vật dụng cho chùa Thiếu Lâm. Ðỉnh Thiếu Thất bằngphẳng, rộng rãi trên 5.000 trượng vuông, là nơi tọa lạc của ngôi chùaThiếu Lâm huyền thoại. Gần Thiếu Thất Sơn có Lộng Nguyệt Hồ, sâu khoảng bốntrượng, nước trong suốt, vào những đêm trăng sáng, đứng trên đỉnhThiếu Thất nhìn xuống mặt hồ giống như một vầng trăng lớn. Hồ là nơitập luyện thủy công cho các môn đồ Thiếu Lâm sau này. Theo sử sách ghi lại, vào đời Hán, Minh Đế một hôm mơthấy vị thần người tỏa ánh vàng bay đi bay lại trong cung, có ng ườinói là đức Phật Tây phương, vua bèn cho người sang Tây vực cầuPhật pháp, mời về hai vị ca o tăng Ấn Độ là Nhiếp Ma Đằng và TrúcPháp Lan, lập chùa Bạch Mã ở Lạc Dương đ ể hai người giảng kinh.Đây là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Sauhai người muốn tìm chốn núi cao rừng thẳm để tu luyện, b èn xin tìmnơi thanh tĩnh lập chùa, và đặt chân lên miền đất phúc Tung Sơn,xây dựng Đông Đô Đại Pháp Vương Tự. Minh Đế sùng Phật, quan lại trong triều không kể cao thấpđều phải đến đây nghe giảng kinh. Tại đây, hai vị cao tăng đ ã dịchxong bộ T ứ thập nhị chương kinh (Bộ kinh 42 chương, được KimDung mô tả là đối tượng truy tìm của cả võ lâm và triều đình trongcuốn tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng Lộc đình ký). Như vậy, hạt giốngPhật giáo từ Tây phương bay tới Trung Hoa đã nảy mầm ngay trênđất Tung Sơn. Thời Tam Quốc, cũng trên đất Tung Sơn xuất hiện vị tăngnhân người Hán đầu tiên trong lịch sử, đó là Chu Sĩ Hạnh, ngườiđầu tiên sang Tây Phương cầu pháp, mang về bản kinh Bát nhã bằngtiếng Phạn. Sách xưa chép rằng, khi ông mất, đệ tử đem hỏa táng,đến lúc lửa cháy tàn mà thân xác vẫn như còn nguyên; đến khi niệmchú thì xương cốt mới tan ra. Năm Khai Hoàng thứ 20 đời Tùy Văn Đế, cao tăng HuyềnTrang ra đời ở thôn Trần Hà dưới chân núi Tung Sơn. Bấy giờ các tôngphái Phật giáo ở Trung Quốc đua nhau nổi lên, Huyền Trang nhận thấykinh điển các phái khác nhau, tranh luận không dứt, mà xét cho cùng làdo không có kinh điển gốc để tra cứu, bèn vượt gian khổ sang ThiênTrúc thỉnh kinh, mang về dịch trong 19 năm, tất cả 1331 quyển. Truyền thuyết Đạt Ma Theo ghi chép trong cổ tịch, Thiếu Lâm là một trong những ngôichùa cổ xưa nhất của Trung Quốc, được Hiếu Văn đế triều Bắc Ngụycho xây dựng năm Thái Hòa thứ 19 (495) làm nơi tu hành và thuyếtgiảng cho nhà sư Bạt Đà, vị thần tăng người Ấn Ðộ đầu tiên đến TrungHoa truyền bá Phật pháp. Tuy nhiên, kungfu Thiếu Lâm lại gắn với têntuổi của Đạt Ma sư tổ, tức Bồ Đề Đạt Ma, người được cho là ...